Trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu biến đổi khí hậu ĐBSCL, chiều 4.10, Học viện Chính trị quốc gia khu vực IV và Trường đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo quốc tế “Đánh giá chính sách quản lý tài nguyên - môi trường vùng ĐBSCL hướng đến thích ứng biến đổi khí hậu”

Hội thảo về chính sách quản lý tài nguyên - môi trường ĐBSCL

Văn Kim Khanh | 05/10/2022, 08:44

Trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu biến đổi khí hậu ĐBSCL, chiều 4.10, Học viện Chính trị quốc gia khu vực IV và Trường đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo quốc tế “Đánh giá chính sách quản lý tài nguyên - môi trường vùng ĐBSCL hướng đến thích ứng biến đổi khí hậu”

z3774026074368_6f8a5c9748a36a74af7937dc6eb83723.jpg
TS Phan Công Khanh, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia khu vực IV phát biểu - Ảnh: Văn Kim Khanh

Mở đầu hội thảo, TS Phan Công Khanh, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia khu vực IV cho rằng ĐBSCL là một khu vực trọng điểm về kinh tế nông nghiệp, thủy sản. Chính vì thế, chính sách quản lý tài nguyên, môi trường cho vùng đang được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên trong vùng đang bị con người tác động mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội. Làm thế nào để ĐBSCL phát triển bền vững không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà các nhà khoa học quốc tế rất quan tâm, chia sẻ.

81ac556b723eb660ef2f.jpg
Môi trường, biến đổi khí hậu ĐBSCL đang là vấn đề lớn. Các đại biểu dự hội thảo đang đi khảo sát thực địa  - Ảnh: Văn Kim Khanh

Hội thảo thu hút đông đảo các nhà khoa học, nghiên cứu trong và ngoài nước. Hầu hết đại diện các sở khoa học - công nghệ trong vùng ĐBSCL tham gia. Phát biểu trực tuyến tại hội thảo, ông Matthew Andersen (Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ) phân tích về nước ngầm ĐBSCL. Bài phát biểu có sự so sánh, phân tích về tình trạng nước ngầm của ĐBSCL với các tỉnh miền Đông Kampuchia. Theo ông Matthew Andersen, nhu cầu nước ngầm của 2 nước khác nhau. Các tỉnh ĐBSCL chịu áp lực sử dụng nước ngầm cao hơn các tỉnh miền đông Kampuchia. Áp lực về nước cao nhất ở trong vùng là tỉnh An Giang.

ThS Hoàng Thị Quyên phân tích tình trạng quản trị biến đổi khí hậu ở Việt Nam từ lý thuyết đến thực tiễn. Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam, ông Laurent Umans trình bày báo cáo khoa học về việc hướng đến các chính sách cho mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. TS Phan Kiều Diễm đánh giá chính sách phòng ngừa rủi ro nguồn nước ĐBSCL. Theo đó, ĐBSCL nguồn nước dồi dào, tuy nhiên, nguồn nước trong vùng đang bị tác động rất lớn từ con người. Việc tác động vào nguồn nước ngầm đang gây ra những tác hại lớn. Có những vùng trọng điểm khai thác nước ngầm hằng năm bị sụt lún đến 60mm.

z3774013319980_adab73108800e6dd497add8c9369a1f0.jpg
Các đại biểu đặt câu hỏi cho các nhà khoa học - Ảnh: Văn Kim Khanh

Phát biểu kết thúc hội thảo, TS Huỳnh Thanh Quang, Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia khu vực IV cho rằng, dù chỉ với thời gian trong một buổi chiều, hội thảo đã thu hút đông đảo các nhà khoa học Việt Nam, quốc tế tham gia, với gần 30 báo cáo khoa học...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hội thảo về chính sách quản lý tài nguyên - môi trường ĐBSCL