Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 108/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15.11.

Hơn 1.000 công ty đại chúng sẽ bị xử phạt nếu không lên sàn

Một Thế Giới | 06/11/2013, 08:25

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 108/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15.11.

           

Theo nghị định này thì các công ty đại chúng sẽ bị phạt từ 100 triệu đến 150 triệu đối với “hành vi không đưa chứng khoán đã chào bán ra công chúng vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn 1 năm kể từ ngày chào bán, trừ trường hợp không đủ điều kiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch”.

Công ty đại chúng vi phạm còn phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả là thu hồi chứng khoán đã chào bán, hoàn trả tiền cho nhà đầu tư đã mua cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất không kỳ hạn của ngân hàng tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư. Thời hạn nhà đầu tư gửi yêu cầu là 60 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành”.

Như vậy, theo quy định này sẽ có 1.010 doanh nghiệp đại chúng đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể bị xử phạt và bồi hoàn tiền cho nhà đầu tư nếu không đăng ký một trong 3 sàn giao dịch hiện nay là HOSE, HNX và UPCoM.

Các lý do khiến các doanh nghiệp chưa thực hiện “mặn mà” với việc lên sàn như thời gian qua thị trường chứng khoán tương đối ảm đạm dẫn đến việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán gặp khó khăn và khi lên sàn sẽ phải minh bạch trong việc công bố thông tin về hoạt động doanh nghiệp. Chưa kể, trong số hàng nghìn doanh nghiệp đại chúng thì không phải doanh nghiệp nào hiện nay cũng đang sản suất kinh doanh tốt, có thể đáp ứng được nghĩa vụ công bố thông tin trên sàn chứng khoán.

Ngoài ra, Nghị định 108 lần này đã quy định tăng mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm mang tính trục lợi, có tính chất và hậu quả nghiêm trọng như: hành vi giao dịch nội bộ (phạt từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng); hành vi gian lận hoặc tạo dựng, công bố thông tin sai sự thật nhằm lôi kéo, xúi giục việc mua, bán chứng khoán (phạt từ 1,2 – 1,4 tỷ đồng); hành vi thao túng thị trường chứng khoán (phạt từ 1 – 1,2 tỷ đồng); hình thức phạt bổ sung khác.

Quang Bách 

           
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội
15 giờ trước Theo dòng thời sự
Với 475/475 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, thông qua Nghị quyết, Quốc hội đã bầu ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội, làm Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hơn 1.000 công ty đại chúng sẽ bị xử phạt nếu không lên sàn