Nhà văn Kim Dung- tiểu thuyết gia nổi tiếng người Trung Quốc với hàng loạt tác phẩm võ hiệp kinh điển, vừa qua đời ở tuổi 94.

'Huyền thoại võ hiệp' Kim Dung qua đời ở tuổi 94

TIỂU VŨ | 30/10/2018, 21:13

Nhà văn Kim Dung- tiểu thuyết gia nổi tiếng người Trung Quốc với hàng loạt tác phẩm võ hiệp kinh điển, vừa qua đời ở tuổi 94.

Truyền thông Trung Quốc vừa đưa tinnhà văn Kim Dung đã qua đời ngày 30.10 tại Hong Kongdotuổi cao bệnh tật, hưởng thọ 94 tuổi.

Nhà văn Kim Dung

Nhà văn Kim Dung sinh 1924 ôngtên thật là Tra Lương Dung, Ông là tác giả tiểu thuyết võ hiệp xuất sắc nhất thế kỷ 20, được mệnh danh là "Võ lâm minh chủ" về sách kiếm hiệp. Ông cũng là người sáng lập tờMinh Báonổi tiếng tại Hong Kong. Kim Dung cũng được đánh giálà một trong những nhà văn ảnh hưởng nhất của văn học Trung Quốc hiện đại.

Từ năm 1955 đến 1972, ông đã viết tổng cộng 15 cuốn tiểu thuyết. Thành công của những bộ truyện đó khiến ông được coi là người viết tiểu thuyết võ hiệp thành công nhất. 300 triệu bản in đã đến tay độc giả của châu Á và đã được dịch ra các thứ tiếng Việt, Hàn, Nhật, Thái, Anh, Pháp hay Indonesia. Rất nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim truyền hình hay trò chơi điện tử.

Hình ảnh Anh hùng xạ điêu tại một cuộc triển lãm

Bạn đọc Việt Nam biết đến ông qua các bộ tiểu thuyết võ hiệpnổi tiếng nhưAnh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Ỷ thiên Đồ long ký, Lộc đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ, Thiên long bát bộ....

Các tácphẩm của Kim Dungtạo dấu ấn sâu đậm nhất người Việt làkể từ khi dịch giả Tiền Phong Từ Khánh Phụng đưa tiểu thuyết kiếm hiệpCô gái Đồ Long (dịch Ỷ thiên Đồ long ký), đăng trên báo Đồng Nai năm 1961.

Bản dịch Cô gái Đồ Long đã tạo nên cơn sốt truyện Kim Dung trong các tầng lớp độc giả từ bình dân đến trí thức. Một số nhà văn nhà báo người Việt cũnglấy bút danh theo tên nhân vật trong truyện Kim Dung như Hư Trúc, Kiều Phong... Nhiều nhà văn nổi tiếng của Việt Nam cũng đã có những bàibình luận về tiểu thuyết củaKim Dung như Bùi Giáng, Bửu Ý. Đặt biệt cây bútĐỗ Long Vân với loạt bài Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung.

Tượng Kim Dung tại đảo Đào Hoa,Phổ Đà,Chu San,Chiết Giang, Trung Quốc

Dịch giả truyện Kim Dung được nhiều người đánh giá là tài hoa nhất là Hàn Giang Nhạn với các bản dịch Tiếu ngạo giang hồ, Lộc Đỉnh ký... Nhà văn Vũ Đức Sao Biển là người đầu tiên viết khảo luận về Kim Dung, các bài của ông đăng trên tập san Kiến thức ngày nay, sau in thành bộ Kim Dung giữa đời tôi (4 quyển).

Công ty Văn hóa Phương Nam là công ty đầu tiên mua bản quyền dịch tác phẩm võ hiệp của Kim Dung. Từ năm 1999, Phương Nam đã mua được bản quyền dịch tác phẩm của Kim Dung, thông qua thương lượng trực tiếp với nhà văn. Từ năm 2001, toàn bộ tác phẩm võ hiệp của Kim Dung lần lượt được dịch lại và phát hành ở Việt Nam theo các bản hiệu đính mới nhất. Các dịch giả gồm có Cao Tự Thanh, Vũ Đức Sao Biển, Lê Khánh Trường, Đông Hải, Hoàng Ngọc (Huỳnh Ngọc Chiến).

Trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, dịch giả Nguyễn Duy Chính được xem là người có các bản dịch với chất lượng dịch tốt, điển hình như các bản dịch Thiên long bát bộ Ỷ thiên Đồ long ký (lưu truyền trên Internet). Nguyễn Duy Chính cũng viết một số khảo luận về các yếu tố văn hóa Trung Hoa trong tác phẩm của Kim Dung.

Tiểu Vũ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
7 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Huyền thoại võ hiệp' Kim Dung qua đời ở tuổi 94