Công tác thông tin học trong thám hiểm khoa học đã phát hiện ra một điều thực sự ám ảnh về tình trạng cá mập tấn công cá mập porbeagles (Lamna nasus) ở vùng biển Bermuda.
Kiến thức - Học thuật

Khám phá đáng sợ về việc cá mập ăn thịt lẫn nhau

Anh Tú 08:48 04/09/2024

Công tác thông tin học trong thám hiểm khoa học đã phát hiện ra một điều thực sự ám ảnh về tình trạng cá mập tấn công cá mập porbeagles (Lamna nasus) ở vùng biển Bermuda.

Ở đó, một con cá mập porbeagles đang mang thai đã bị sát hại và ăn thịt. Các nhà khoa học chỉ biết được số phận của con vật xấu số nhờ một thẻ vệ tinh trang bị trên cơ thể nó. Dữ liệu nhiệt độ kỳ lạ xuất hiện chỉ dẫn đến một lời giải thích.

Nhà sinh vật học biển Brooke Anderson từ Đại học Bang Arizona cho biết: “Tôi không thể tin được khi nhận được dữ liệu từ thẻ vệ tinh của cá mập porbeagle đang mang thai mà chúng tôi theo dõi. Tôi cứ gắng nghĩ ra những lời giải thích khác cho sự gia tăng nhiệt độ ở độ sâu, nhưng tất cả đều dẫn đến cùng một kết luận rằng con cá mập cái của chúng tôi đã bị ăn thịt bởi một con cá mập thậm chí còn lớn hơn".

Cá mập porbeagles là loài cá mập họ cá nhám thu lớn được phân bố rộng rãi trên khắp thế giới, nhưng số lượng của chúng đang suy giảm đáng lo ngại. Chúng là mục tiêu phổ biến của con người trong cả câu cá giải trí lẫn đánh bắt thương mại.

Những con cá mập này có thể dài tới 3,7 mét, nặng tới 230 kg và sống lâu tới vài chục năm. Tuy nhiên, giống như các loài cá mập họ cá nhám thu khác, chúng là loài đẻ trứng. Trứng sau khi thụ tinh sẽ được nuôi dưỡng trong cơ thể mẹ cho tới khi nở.

Những con cái chỉ bắt đầu sinh sản cho đến khi chúng được khoảng 13 tuổi và sau đó sinh ra khoảng bốn con mỗi lứa. Trung bình mỗi lứa của cá mập diễn theo chu kỳ trong khoảng 1 năm hoặc hai năm.

Chu kỳ sinh sản chậm này khiến chúng đặc biệt dễ bị suy giảm quần thể, đặc biệt là khi phải đối mặt với nhiều mối đe dọa. Để tìm ra cách bảo vệ những loài động vật dễ bị tổn thương này, Anderson và các đồng nghiệp đã theo dõi chúng bằng cách sử dụng thẻ vệ tinh ghi lại chuyển động và hành vi của cá mập.

Các thẻ ghi lại các thông tin như nhiệt độ, độ sâu của nước và vị trí trong một khoảng thời gian. Các thẻ này lưu trữ dữ liệu cho đến khi chúng “bật ra”, tách khỏi cá mập và nổi lên mặt nước.

Sau ba ngày áp lực nước không thay đổi, người ta hiểu là thẻ không còn gắn liền với cá mập và truyền tất cả dữ liệu được lưu trữ của nó cho các nhà khoa học. Ngoài ra, thẻ gắn trên vây cá mập sẽ gửi dữ liệu vị trí chính xác hơn khi vây nổi lên trên mặt nước.

Cá mập đang mang thai xấu số dài 2,23 mét, được gắn thẻ vào ngày 28.10. 2020. Vào ngày 3.4.2021, các nhà nghiên cứu bắt đầu nhận dữ liệu từ thẻ bật ra.

Dữ liệu đó thật kỳ lạ. Cho đến ngày 24.3.2021, nạn nhân dường như sinh hoạt khá bình thường. Từ cuối tháng 12, nó dành thời gian ở Bắc Đại Tây Dương, lặn ở độ sâu từ 100 đến 200 mét vào ban đêm và 600 đến 800 mét vào ban ngày, ở nhiệt độ từ 6,4 đến 23,52 độ C.

Vào ngày 24.3, thẻ đã ghi lại phạm vi độ sâu tương tự ở cùng một vị trí, từ 150 đến 600 mét so với mặt nước. Nhưng nhiệt độ được ghi nhận cao hơn đáng kể, cao hơn khoảng 5 độ C so với vùng nước xung quanh.

Anderson và các đồng nghiệp kết luận rằng khả năng duy nhất là các mập porbeagle đã bị ăn thịt bởi một kẻ săn mồi, có thể là cá mập trắng (Carcharodon carcharias) hoặc mako vây ngắn (Isurus oxyrinchus). Cả hai đều là loài thu nhiệt một phần; nghĩa là, sự chuyển động của cơ bắp của chúng tạo ra hơi ấm khi cá mập bơi.

Thẻ có thể đã nằm trong đường tiêu hóa của kẻ săn mồi một thời gian trước khi được bài tiết ra ngoài. Sau đó, nó nổi lên mặt biển và bắt đầu truyền tín hiệu 3,5 ngày sau đó.

Anderson giải thích: " Dựa trên tất cả các dữ liệu khác mà chúng tôi có, rất khó xảy ra khả năng nhiệt độ tăng là do cá mập di chuyển vào vùng nước ấm hơn, chẳng hạn như sự thay đổi trong hành vi lặn… Tất cả các bằng chứng khác vẫn chỉ ra rằng việc bị ăn thịt là là cái kết với cá mập của chúng tôi".

Đây không phải là bằng chứng đầu tiên về việc cá mập lớn ăn thịt lẫn nhau;nhưng chúng ta không thấy hiện tượng này thường xuyên. Đây có lẽ không phải một con duy nhất mà có lẽ một số cá mập đã bị cá mập khác làm thịt. Điều này cho thấy rằng việc săn mồi đồng loại có thể là một yếu tố gây tuyệt chủng của một số loài mà chúng ta đã bỏ qua.

Anderson nói rằng hành vi này không phải mới bột phát mà là một hành vi từng có trước đây nhưng chúng ta chưa có công cụ để khám phá. Việc gắn thẻ nhiều loài cá mập hơn có thể giúp chúng ta nắm được tần suất xảy ra những cuộc chạm trán như vậy và tác động của chúng đối với quần thể cá mập.

“Việc khám phá những bí ẩn của đại dương luôn là một thách thức. Chính sự phát triển và tiến bộ của công nghệ gắn thẻ vệ tinh trong những thập niên gần đây đã cho phép chúng tôi theo dõi và khám phá những hành vi mới ở các loài sinh vật biển có khả năng di chuyển cao như cá mập. Tôi nghĩ chúng ta càng gắn thẻ và theo dõi nhiều loài động vật thì càng phát hiện được nhiều hành vi như thế này”, Anderson khẳng định.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
24 phút trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khám phá đáng sợ về việc cá mập ăn thịt lẫn nhau