Chương trình nghệ thuật đặc biệt Khát vọng hòa bình do T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo, Báo Thanh Niên tổ chức diễn ra tối 24.7, tại quảng trường Giải phóng (TX.Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị).

Khát vọng hòa bình bên dòng Thạch Hãn Thành cổ Quảng Trị

Theo TNO | 25/07/2022, 07:29

Chương trình nghệ thuật đặc biệt Khát vọng hòa bình do T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo, Báo Thanh Niên tổ chức diễn ra tối 24.7, tại quảng trường Giải phóng (TX.Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị).

kvhb1.jpg
Chương trình nghệ thuật Khát vọng hòa bình đưa người xem đến nhiều cung bậc cảm xúc - Ảnh: Độc Lập

Trong không gian linh thiêng bên Thành cổ, dòng Thạch Hãn - nơi được mệnh danh là 2 “nghĩa trang không bia mộ” của tỉnh Quảng Trị, những người có mặt tại chương trình Khát vọng hòa bình đã cùng ngưỡng vọng các anh hùng liệt sĩ ngã xuống vì độc lập, tự do cho Tổ quốc.

kvhb2.jpg
Các đại biểu tham dự chương trình nghệ thuật Khát vọng hòa bình

Tham dự chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Trương Thị Mai; anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; anh Bùi Quang Huy, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn; Ban Bí thư T.Ư Đoàn; cùng lãnh đạo một số bộ, ban, ngành, UBND tỉnh Quảng Trị và các địa phương.

kvhb3.jpg
Trưởng ban Tổ chức T.Ư Trương Thị Mai phát biểu tại chương trình

Phát biểu tại chương trình, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Trương Thị Mai xúc động: “Trong giờ phút thiêng liêng này, mỗi chúng ta hãy lắng đọng, tưởng nhớ, dành sự tri ân sâu sắc các thế hệ đi trước, các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, hòa bình, thống nhất cho đất nước, cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Mỗi một phút giây bình yên trong cuộc sống, mỗi một thành quả trong sự nghiệp phát triển đất nước đều xuất phát từ nền tảng bền vững sâu xa, đó là nền độc lập, hòa bình mà hàng triệu con người VN đã hy sinh, đánh đổi bằng máu xương”.

Bà Trương Thị Mai cho biết đã có khoảng 1,2 triệu chiến sĩ vĩnh viễn ra đi, trong đó có gần 200.000 liệt sĩ chưa thể tìm thấy hài cốt, gần 300.000 hài cốt liệt sĩ chưa thể xác định danh tính; hàng triệu thương binh, bệnh binh vẫn còn mang trên mình thương tích. Hàng triệu gia đình chịu nỗi đau mất mát người thân. Và ngay cả khi chiến tranh đã lùi xa, vẫn tiếp tục có những tấm gương hy sinh quên mình để mang lại bình an cho cuộc sống của nhân dân, để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. “Mãi mãi chúng ta không bao giờ quên sự hy sinh to lớn đó và mỗi một việc làm hôm nay đều phải trả lời: Mình đã sống xứng đáng với thế hệ đi trước”, bà Trương Thị Mai nhấn mạnh.

Dẫn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ăn quả nhớ người trồng cây”, bà Trương Thị Mai cho rằng trong cuộc sống tưng bừng, vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng liệt sĩ của Đảng ta, của nhân dân ta. Để tôn vinh, tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với những người, những gia đình đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, Đảng và Nhà nước đã chọn ngày 27.7 hằng năm là ngày Thương binh - Liệt sĩ. 75 năm qua, nhiều chủ trương của Đảng, Nhà nước đã được ban hành. Chính sách người có công với cách mạng là chính sách tôn vinh, là chính sách hàng đầu của Đảng, Nhà nước và xã hội. Nhiều hoạt động thiết thực của các cấp ủy, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, của doanh nghiệp, cộng đồng xã hội… đã hỗ trợ, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với nước mang lại tình cảm ấm áp, sự sẻ chia, lòng biết ơn góp phần phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nêu cao tinh thần yêu nước, nghĩa đồng bào, mang ý nghĩa sâu sắc đối với thế hệ trẻ VN. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tuổi trẻ cả nước nhiều năm qua đã luôn quan tâm, giữ gìn, bồi đắp, tiếp nối vững chắc truyền thống thế hệ đi trước. Nhiều hoạt động tri ân người có công của tuổi trẻ để lại nhiều tình cảm tốt đẹp được Đảng, Nhà nước, xã hội, người có công đánh giá cao.

“Chương trình tuổi trẻ VN viết tiếp câu chuyện hòa bình hôm nay tiếp tục khắc họa khát vọng của nhiều thế hệ thanh niên VN, khắc họa thế hệ anh hùng đã gác lại ước mơ, hạnh phúc cá nhân, sẵn sàng lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, khát vọng của thế hệ thanh niên trên hành trình tái thiết quê hương sau chiến tranh, khát vọng của tuổi trẻ ngày nay tiếp bước cha anh dựng xây đất nước giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc với mục tiêu giữa thế kỷ này, VN sẽ trở thành nước phát triển”, bà Trương Thị Mai nói.

kvhb4.jpg

3 chương của Khát vọng hòa bình đi từ Máu và hoa, Màu hòa bình đến Khúc thanh ca khéo léo dẫn dắt khán giả qua từng cung bậc cảm xúc. Đó là ký ức chiến tranh với biết bao đau thương, mất mát nhưng cũng đầy niềm lạc quan, phơi phới tinh thần cống hiến cho Tổ quốc. Những câu chuyện được kể thông qua dòng thư, nhật ký của những chiến sĩ giải phóng năm xưa luôn chất chứa khát vọng về ngày hòa bình, được sum họp.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khát vọng hòa bình bên dòng Thạch Hãn Thành cổ Quảng Trị