Theo khuyến cáo của các các nhà khoa học trên thế giới, cần ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4 cho nhóm người nguy cơ cao, như những người suy giảm miễn dịch và có bệnh nền...

Khi nào Việt Nam cần tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4, mũi 5?

VOV | 19/03/2022, 06:14

Theo khuyến cáo của các các nhà khoa học trên thế giới, cần ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4 cho nhóm người nguy cơ cao, như những người suy giảm miễn dịch và có bệnh nền...

Để triển khai tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4, Việt Nam cần đánh giá mức độ dịch bệnh, tính miễn dịch và sinh kháng thể ở người tiêm vắc xin như thế nào. Theo đó, nếu kháng thể suy giảm thì sẽ cần phải tiêm theo chiến lược chống dịch hoặc thực hiện tiêm vắc xin hằng năm như đối phó với cúm mùa.

Đây là ý kiến đề xuất của các chuyên gia liên quan đến kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục nghiên cứu các cơ sở khoa học, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để tiêm mũi 4, mũi 5 khi thấy cần thiết và tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi.

“Chúng ta cần phải có đánh giá cụ thể những yếu tố miễn dịch và sinh kháng thể, đồng thời, tham khảo kinh nghiệm từ các nước trên thế giới đã triển khai tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4 và những khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Dịch COVID-19 còn tiếp tục diễn biến phức tạp khi các hoạt động du lịch, đi lại được mở cửa, do vậy người dân vẫn cần nâng cao ý thức bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh”, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế) khẳng định.

Cũng theo ông Phu, nếu triển khai tiêm chủng mũi vắc xin COVID-19 thứ tư thì cần tập trung vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao, những cán bộ y tế, nhân viên tuyến đầu… Việc thực hiện tiêm đại trà hay tiêm hằng năm vẫn cần dựa trên các đánh giá, tham khảo kinh nhiệm trước khi quyết định.

Trước đó, Bộ Y tế cho biết, đang lên phương án về nhân lực, cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi và lên phương án tiêm mũi thứ 4 vắc xin cho người có bệnh nền và một số đối tượng cần bảo vệ. Trao đổi với phóng viên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, Bộ Y tế đã nhận được chỉ đạo và đã họp chuyên gia về sự cần thiết của tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4, đồng thời tham vấn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về vấn đề này.

“Đối tượng tiêm sẽ ưu tiên bảo vệ sớm nhóm có nguy cơ và sau đó tiêm đại trà”, ông Sơn thông tin.

Đây cũng là khuyến cáo của các các nhà khoa học trên thế giới. Theo đó, ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4 cho nhóm người nguy cơ cao là những người suy giảm miễn dịch, có bệnh nền, vì đây là nhóm dễ trở nặng, nguy cơ tử vong cao khi mắc bệnh.

Theo Bộ Y tế, đến sáng 18., Việt Nam đã thực hiện tiêm hơn 201 triệu liều vắc xin phòng COVID-19. Trong đó, tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên gần 183 triệu liều (mũi 1 gần 71 triệu liều, mũi 2 hơn 67 triệu liều, mũi 3 là gần 1,5 triệu liều, mũi bổ sung 14,4 triệu liều và mũi nhắc lại là hơn 28 triệu liều). Tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi hơn 17 triệu liều (mũi 1 gần 8,75 triệu liều, mũi 2 gần 8,3 triệu liều).

Hiện đã có 47/63 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ bao phủ mũi 2 trên 95%; 16/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 90% đến dưới 95%.

Pfizer và BioNTech ngày 15/3, đã yêu cầu Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ cho phép tiêm mũi vắc xin thứ 4 cho những người từ 65 tuổi trở lên. Theo đó, FDA sẽ đánh giá khả năng miễn dịch có đang suy yếu ở những người đã tiêm vắc xin.

Đến nay, Israel là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành tiêm liều vắc xin COVID-19 thứ 4 cho người. Trong khi đó, một số nước châu Âu đã có khuyến cáo và Mỹ đang cân nhắc khả năng tiêm mũi vắc xin thứ 4.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi nào Việt Nam cần tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4, mũi 5?