Theo các nhà khoa học Nhật Bản và Anh, sức hủy diệt của thảm họa động đất và sóng thần năm 2018 ở Indonesia khủng khiếp hơn nhiều so với đánh giá trước đây, không thua kém sức mạnh của sóng gây ra động đất dưới nước với cường độ 6-6,1 độ Richter với chiều cao sóng ban đầu là 100-150 m.

Khoa học đánh giá lại sức mạnh hủy diệt của sóng thần năm 2018 ở Indonesia

02/12/2019, 05:33

Theo các nhà khoa học Nhật Bản và Anh, sức hủy diệt của thảm họa động đất và sóng thần năm 2018 ở Indonesia khủng khiếp hơn nhiều so với đánh giá trước đây, không thua kém sức mạnh của sóng gây ra động đất dưới nước với cường độ 6-6,1 độ Richter với chiều cao sóng ban đầu là 100-150 m.

Một trong những bức ảnh cuối cùng trước khi núi lửa Anak-Krakatau đổ sập xuống đại dương - Ảnh: Øystein Lund Andersen

Theo tạp chí khoa học Pure and Applied Geophysics, núi lửa Krakatau là một trong những trung tâm hoạt động địa chất nổi tiếng nhất trên Trái đất. Vị trí hiện tại của núi lửa ở trung tâm quần đảo cùng tên, phát sinh vào năm 1883 do Krakatau đã nổ tung và phá hủy hòn đảo nơi nó nằm.

Các cuộc khảo sát sau sóng thần do núi lửa Krakatau gây ra tháng 12 năm 2018 ở eo biển Sunda, Indonesia, với việc xác định sự thay đổi độ sâu và phân tích quang phổ các dữ liệu đo thủy triều, do các chuyên gia Nhật Bản và Anh tiến hành, cho thấy núi lửa Krakatau ở Indonesia nguy hiểm hơn nhiều so với các nhà khoa học đã tin trước đây.

Mohammad Heidarzadeh, giáo sư tại Đại học London Brunel, xác định rằng chiều cao sóng của sóng thần ban đầu là hơn 100m. May mắn thay, không có ai sống ở các đảo lân cận, nhưng nếu có các khu định cư trên bờ biển, họ sẽ bị một cơn sóng cao 50 -70m tấn công. Để so sánh, các nhà khoa học đã nhắc lại vụ phun trào năm 1883 đã tạo ra một cơn sóng thần cao 42m, làm hơn 36.000 người chết.

Hậu quả là, khoảng 2/3 lãnh thổ của hòn đảo này đã sụp xuống dưới đáy biển và hàng chục ngàn cư dân trên mảnh đất này và các đảo lân cận của Đông Nam Á đã chết trong vụ phun trào hoặc do hậu quả của sóng thần cực mạnh. Điều này làm cho vụ nổ Krakatau trở thành thảm họa chết nhiều người nhất trong lịch sử loài người sau vụ nổ núi Tambora trên đảo Sumbawa của Indonesia năm 1815.

Núi lửa Krakatau đã nhắc nhở loài người về sự tồn tại của nó vào cuối năm ngoái, khi đảo san hô núi lửa Anak-Krakatau, bất ngờ sụp đổ trong một vụ phun trào mới. Hậu quả, một cơn sóng thần mạnh đã phát sinh, chiều cao sóng có lẽ từ 5 đến 13m, cướp đi sinh mạng của hơn 430 người ở Indonesia và các nước châu Á khác, 15.000 người khác bị thương và 40.000 người bị mất nhà cửa.

Giáo sư Mohammad Kheidarzade và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng các nhà khoa học đánh giá rất thấp quy mô và sức mạnh hủy diệt tiềm tàng của cơn sóng thần này. Để làm điều này, họ đã lập một mô hình máy tính chính xác của núi lửa và các phần xung quanh dưới đáy eo biển Sunda.

Các nhà khoa học nhận được hỗ trợ của nhiều dữ liệu do sự xuất hiện của sóng thần được theo dõi bởi nhiều trạm địa chấn, phao hải dương học, các vệ tinh và các công cụ khác theo dõi trạng thái Krakatau trong những khoảnh khắc cuối cùng trước thảm họa. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu Anh và Nhật Bản đo chính xác thể tích và khối lượng của sườn núi lửa đổ sập và tính toán hậu quả.

Tính toán của họ đã tiết lộ một số điều bất ngờ, bao gồm cả cơ chế tạo ra sóng thần, thu hút sự chú ý của các nhà khoa học đã điều tra hậu quả của vụ nổ núi lửa trong những ngày đầu tiên sau thảm họa này.

Hóa ra chiều cao sóng ban đầu là 100-150m và chiều dài của sóng thần có thể đạt tới 2,5 km. Như vậy, sóng thần núi lửa năm ngoái đã vượt qua nhiều các sự kiện khác thuộc loại này và không thua kém sức mạnh của sóng gây ra động đất dưới nước với cường độ 6-6,1 trên thang Richter.

Theo các nhà nghiên cứu, nhân loại đã tránh được những hậu quả nghiêm trọng do thực tế là các hòn đảo nằm cách Krakatau 5-10 km không có người ở và trên bờ Sumatra và Java, liền kề với núi lửa, chỉ có rất ít người sinh sống. Vì lý do này, sóng thần đã đến khu đông dân cư của Indonesia khi đã suy yếu nên không gây chết người hàng loạt.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
20 phút trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khoa học đánh giá lại sức mạnh hủy diệt của sóng thần năm 2018 ở Indonesia