Tối 20.3, Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh (cầu đường sắt bắc qua sông Đồng Nai – thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) để điều tra về hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy theo Bộ luật Hình sự. 

Khởi tố vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh

Một Thế Giới | 21/03/2016, 05:15

Tối 20.3, Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh (cầu đường sắt bắc qua sông Đồng Nai – thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) để điều tra về hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy theo Bộ luật Hình sự. 

Theo Đại tá Nguyễn Văn Thọ, Trưởng Phòng tham mưu Công an tỉnh Đồng Nai, việc sà lan đâm sập cầu Ghềnh là hành vi rõ ràng; Công an Đồng Nai sẽ chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Đồng Nai để hoàn tất quyết định khởi tố. Hiện tại, ưu tiên hàng đầu của chính quyền Đồng Nai là cứu hộ và khắc phục sự cố. Ngay khi xảy ra vụ việc, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với Bộ Công an để điều tra. 
Đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng vẫn chưa xác định có hay không người bị chìm sau vụ việc. Riêng hai người điều khiển sà lan đâm sập cầu Ghềnh, cơ quan công an đã xác minh được họ là hai chú cháu, ngay khi sự việc xảy ra, cả hai người đã nhảy khỏi sà lan và bắt xe rời khỏi Đồng Nai. 
Trong một diễn biến liên quan, chiều tối 20/3, Tổ công tác đặc biệt do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường và Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông dẫn đầu đã làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai, đến hiện trường để thị sát tình hình, tìm giải pháp khắc phục. Đoàn công tác cho rằng, đây là vụ việc rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy và gây thiệt hại lớn đến vận tải đường sắt. Dự kiến vào ngày 21/3, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chỉ đạo Tổng Công ty đường sắt Việt Nam xây dựng lại biểu đồ chạy tàu để đảm bảo việc khai thác tuyến từ ga Biên Hòa ra phía Bắc và ngược lại. 
Ông Nguyễn Ngọc Đông cho biết: “Hậu quả vụ tai nạn rất lớn nên công tác khắc phục không thể ngày một ngày hai là xong. Bộ Giao thông Vận tải sẽ chỉ đạo lực lượng chức năng trực thuộc xây dựng phương án khắc phục, trước hết là trục vớt dầm cầu, trụ cầu bị sà lan đâm gẫy, sập. Sau đó là xây dựng phương án phân luồng giao thông đường thủy rồi tiến hành khôi phục lại các trụ cầu này. Phải có điều tra để xem mức độ thiệt hại như thế nào, việc khắc phục lại trụ cầu sẽ tiến hành ra sao để lên phương án. Chắc chắn mất từ 3 đến 5 tháng mới khắc phục được sự cố này”.
Công Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khởi tố vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh