Ngày 22.10, chia sẻ với phóng viên, ông Phạm Lương Sơn - Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẳng định bảo hiểm y tế trước năm 2017 sẽ không có gì thay đổi và cũng không có chuyện "vỡ" quỹ bảo hiểm như thông tin không chính thức.

Không có chuyện 'vỡ quỹ' BHYT vì lương hưu vẫn được Nhà nước điều chỉnh

Haiyen | 24/10/2016, 06:34

Ngày 22.10, chia sẻ với phóng viên, ông Phạm Lương Sơn - Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẳng định bảo hiểm y tế trước năm 2017 sẽ không có gì thay đổi và cũng không có chuyện "vỡ" quỹ bảo hiểm như thông tin không chính thức.

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH)Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 80% dân số đã tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Trong 8 tháng đầu năm 2016, quỹ khám, chữa bệnh BHYT tại 37 tỉnh, thành phố trong cả nước đã bội chi hơn 3.400 tỉ đồng. Tính đến năm 2017, BHXHvẫn đảm bảo được nguồn quỹ để chi trả cho các hoạt động khám, chữa bệnh BHYT.

Về điều chỉnh mức đóng, ông Phạm Lương Sơn khẳng địnhBHXH ViệtNam sẽ cố gắng để trước năm 2017, mức đóng BHYT sẽ khôngthay đổi và hạn chế phần nào những khó khăn cho doanh nghiệp, tổ chức và người dân.

“Nguyên nhân chính của việc gia tăng đột biến chi phí của Quỹ BHYT là do gia tăng cơ học về số người tham gia BHYT, quỹ khám chữa bệnh BHYT,việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ chi phí theo Thông tư 37 của liên Bộ Y tế - Tài chính, thực hiện thông tuyến đối với các bệnh viện tuyến huyện trên toàn quốc…”,ông Sơn cho hay.

Cũng theo ông Phạm Lương Sơn, thời gian qua BHXH Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về việc rà soát, kiểm tra việc sử dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT;kịp thời xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng, trục lợiquỹ khám chữa bệnh BHYT.

Theo đó, BHXH các tỉnh, thành phố đã phối hợp với Sở Y tế thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tất cả các cơ sở y tế có biểu hiện lạm dụng quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, chi phí khám chữa bệnh BHYT gia tăng bất thường, tần suất bệnh nhân khám chữa bệnh tăng. Sau kiểm tra, nếu phát hiện kiên quyết thu hồi chi phí khám chữa bệnh sử dụng sai quy định.

Ông Phạm Lương Sơn - Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Vấn đề đặt ra hiện nay là vì sao đã có 99,5% cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước ứng dụng công nghệ thông tin và kết nối thành công vào Cổng thông tin giám định BHYT mà đến nay vẫn chưa kiểm soát được tình trạng trục lợi BHYT? Về việc này, ông Phạm Lương Sơn cho rằng khâu quan trọng nhất để kiểm soát là phải liên thông dữ liệu, chuẩn hoá các danh mục dùng chung giữa ngành y tế và ngành bảo hiểm, nhưng đến nay, ngành y tế và các cơ sở y tế chưa hoàn thành được. Từ năm 2017 những cơ sở chưa liên thông dữ liệu khám chữa bệnh BHYT, cơ quan bảo hiểm sẽ không ký hợp đồng BHYT hoặc ngừng thanh toán BHYT.

"Chúng ta nên yên tâm bởi 2 quỹ BHYTvà BHXH đều do Nhà nước bảo hộ và điều chỉnh. Đơn cử là lương hưu vẫn được Nhà nước điều chỉnh trong từng thời kỳ nhằm phần nào đảm bảo đời sống của người lao động khi hết tuổi lao động. Hai quỹ này hoàn toàn nằm trong tầm quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Tôi cũng đã nói nhiều lần rằng chúng ta không nên dùng khái niệm “vỡ quỹ”, “thủng quỹ” bởi dễ làm dư luận hiểu nhầm" - ông Sơn cho hay.

Những bất cập trong chi trả BHYT vẫn là thách thức đối với Bộ Y tế và BHXH Việt Nam vì một bên thực hiện các dịch vụ y tế, chịu những biến đổi liên tục về giá cả vật tư, thuốc men và yêu cầu cập nhật kỹ thuật y tế hiện đại, còn một bên giữ Quỹ BHYT luôn muốn chi đúng quy định và Quỹ có kết dư.

"Đến thời điểm này cả nước đã có 96% bệnh viện kết nối liên thông hệ thống dữ liệu khám chữa bệnh BHYT, trong đó 70% bệnh viện đã cập nhật thông tin bệnh nhân nhập ra viện hằng ngày lên hệ thống. Với dữ liệu được kết nối toàn quốc, bệnh viện có thể biết hết các danh mục điều trị, dịch vụ, chi phí thuốc... mà BHYT chi trả, nhằm minh bạch quyền lợi của người dân tham gia BHYT, ngăn chặn việc lợi dụng, lạm dụng và trục lợi quỹ BHYT" - ông Sơn thông tin thêm.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không có chuyện 'vỡ quỹ' BHYT vì lương hưu vẫn được Nhà nước điều chỉnh