Sự phục hồi mạnh mẽ của tàu ngầm Nga đã tái lập sự thù địch dưới biển của thời Chiến tranh Lạnh, khi cả Nga - Mỹ đều triển khai tàu ngầm tấn công để săn tìm các tàu ngầm địch có mang tên lửa đạn đạo có thể gắn đầu đạn hạt nhân.

Kỳ 2: Nga dùng tàu ngầm để buộc Mỹ dè chừng

24/10/2017, 05:45

Sự phục hồi mạnh mẽ của tàu ngầm Nga đã tái lập sự thù địch dưới biển của thời Chiến tranh Lạnh, khi cả Nga - Mỹ đều triển khai tàu ngầm tấn công để săn tìm các tàu ngầm địch có mang tên lửa đạn đạo có thể gắn đầu đạn hạt nhân.

Thủy thủ tàu ngầm Kazan

Sau khi Liên Xô sụp đổ, nỗ lực phát triển tàu ngầm của Nga bị ngưng lại. Năm 2000, chiếc Kursk chạy bằng hạt nhân bị chìm, trở thành cỗ quan tài sắt chôn 118 thủy thủ: Một thảm kịch của hải quân Nga.

Rồi Nga quyết hiện đại hóa quân sự từ năm 2011, đổ nhiều tiền vào chương trình tàu ngầm, cho phép các kỹ sư bắt đầu nghĩ đến những mẫu tàu ngầm mới hơn, tĩnh lặng hơn.

Khi đóng xong chiếc tàu ngầm Krasnodar ở St Petersburg năm 2015, Nga khẳng định nó có thể tránh được mọi loại sóng sonar hiện đại nhất của phương tây.

Bãi thử độ tĩnh lặng cho “tàu ngầm ma”

Việc ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã cho phép Tổng thống Nga Vladimir Putin có nhiều cơ hội thử tên lửa hành trình trên các tàu ngầm mới trong 2 năm qua, gây khó chịu cho Mỹ và đồng minh.

Các quan chức Mỹ cho rằng Nga ủng hộ ông Assad để có thể tiếp cận một cảng chiến lược ở nam Địa Trung Hải nhằm tiếp liệu và tái vũ trang cho các tàu chiến. Cảng Tartus ở Syria đang được mở rộng để có cơ sở bảo trì một tàu ngầm Nga, theo các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Lúc quân Mỹ và Nga đều đụng mặt nhau ở Syria, mỗi bên theo đuổi mục tiêu riêng và đôi lúc mâu thuẫn với nhau, chiến trường càng trở nên phức tạp hơn.

Theo WSJ, Nga chỉ đôi lần báo trước các đợt tấn công cho liên quân do Mỹ dẫn đầu biết. Vì thế, Mỹ và đồng minh phải theo dõi kỹ tàu ngầm Nga ẩn mình ở Địa Trung Hải.

Chiếc Krasnodar được thiết kế để hoạt động gần bờ biển, “vô hình” trong mắt địch và có thể tấn công tên lửa vào mục tiêu cách xa 1.600 dặm. Vùng ven biển nam Cyprus ở Địa Trung Hải có rất nhiều chỗ cho nó trốn.

Dưới biển chỉ có thể “nghe” được tàu ngầm địch chứ không thể nhìn thấy. Và Nga khẳng định lớp tàu ngầm mới của họ đạt độ tĩnh lặng nhất thế giới.

Như chiếc Krasnodar có “lớp da” hấp thụ tiếng vọng để tránh sóng sonar, động cơ đẩy đặt trên bộ giảm chấn chặn được tiếng ồn, nguồn pin tái nạp được giúp nó gần như tĩnh lặng, khiến các tay săn tàu ngầm rất khó nghe được.

Các đồng minh của Mỹ gọi chiếc Krasnodar là “Lỗ Đen” là vì thế. Benjamin Nicholson, đại úy hải quân Mỹ phụ trách chiến tranh trên và dưới biển của nhóm tấn công của tàu sân bay Bush, nói: “Khi bạn cải thiện được độ tĩnh lặng của tàu ngầm cùng khả năng di chuyển của nó càng trở nên tàng hình dưới nước, thì rất khó tìm ra được nó. Không phải là không thể tìm ra, nhưng rất khó. Tốt nhất là phải rèn luyện kỹ để có thể thực sự săn lùng được tàu ngầm”.

Theo WSJ, không riêng hải quân Mỹ, ngay cả quan chức Nga cũng không biết nguồn pin của Krasnosdar có thể hoạt động bao nhiêu giờ hoặc bao nhiêu ngày trước khi tái nạp pin.

Các nhà phân tích hải quân phương tây nói: Có lẽ chiếc Krasnosdar phải dùng động cơ diesel để tái nạp pin cứ 2 ngày/lần. Và khi động cơ diesel hoạt động thì rất dễ tìm ra tàu ngầm Nga.

Tàu ngầm Nga phóng tên lửa vào hang ổ IS ở Syria

NATO và Mỹ dè chừng tàu ngầm Nga

Từ nhiều năm qua, hải quân Mỹ vẫn huấn luyện các nhóm săn tàu ngầm, thông qua các cuộc tập trận hải quân và giả lập trên máy điện toán.

Nay, họ lại truy săn tàu ngầm Nga ở các vùng biển Baltic, Bắc Đại Tây dương và Địa Trung Hải. Nhưng sự thách thức lớn hơn khi Nga còn bán tàu ngầm cho Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác.

Các nhà lập kế hoạch NATO còn ngại tàu ngầm Nga có thể cắn cáp liên lạc xuyên Đại Tây Dương, hoặc có thể chặn tàu chiến Mỹ đến châu Âu, nếu như xảy ra một cuộc khủng hoảng. Tàu ngầm Đức từng chặn đường Mỹ hồi Thế chiến 2.

Chuẩn đô đốc Andrew Lennon, chỉ huy lực lượng tàu ngầm NATO, nói: “Nếu bạn muốn chở nhiều hàng, thì phải nhờ đến tàu nổi, là loại tàu dễ bị những thế lực dưới biển đe dọa”.

Các chỉ huy quân sự NATO cũng đề nghị tái lập Bộ chỉ huy Đại Tây Dương (thời Chiến tranh Lạnh) để bảo vệ các tuyến đường biển. Có lẽ các bộ trưởng quốc phòng sẽ đồng ý.

NATO nói phải đầu tư mới vào tàu ngầm và công nghệ săn tàu ngầm. Những phát hiện trong nghiên cứu của Trung tâm Vì an ninh mới cho Mỹ (một tổ chức nghiên cứu ở Washington) công bố năm 2017 đã thu hút sự chú ý của lãnh đạo NATO: Mỹ và các đồng minh đều không chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh dưới biển để chống Nga.

Tướng Curtis Scaparrotti, chỉ huy quân Mỹ và NATO ở châu Âu, nói: “Chúng ta vẫn thống trị ở dưới biển thế giới. Nhưng chúng ta cũng phải chú ý khâu hiện đại hóa số phương tiện hiện có và cải thiện kỹ năng của chúng ta”.

Trung Trực (theo The Wall Street Journal)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 2: Nga dùng tàu ngầm để buộc Mỹ dè chừng