Bạch tuộc biến hình có thể giả dạng và bắt chước hành vi của các loài động vật khác để đánh lừa kẻ thù và con mồi.

Kỹ năng tự vệ bậc thầy của bạch tuộc

Long Hải | 04/10/2017, 05:41

Bạch tuộc biến hình có thể giả dạng và bắt chước hành vi của các loài động vật khác để đánh lừa kẻ thù và con mồi.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy trí thông minh của bạch tuộcbắt nguồn từ một khả năng độc đáo, đó là không tuân theo sự chỉ dẫn hoạt động của ADN. Các nhà khoa học đã phát hiện hai loài bạch tuộc, một loài mực ống và những con mực nang có thể viết lại ARN của chúng.

ARNhay axit ribonucleicđóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất protein mà sinh vật cần để sống và phát triển. Cơ thể sinh vật sao chép thông tin di truyền từ ADN sang phân tử ARN. Nhưng quá trình này có thể không xảy ra ở một vài phần của bộ gene với ARN bị chỉnh sửa trước khi tạo ra protein. Nhờ đó, bạch tuộc thường xuyên sản xuất các loại protein không có trong bản thiết kế gene.

Nhóm nghiên cứu tin rằng, cơ chế trên giúp bạch tuộc thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, cũng như có thể giải thích tại sao chúng thông minh hơn nhiều loài động vật không xương sống khác.

Nguồn video: INSIDER
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỹ năng tự vệ bậc thầy của bạch tuộc