Vượt gần 400km, cả đoàn chúng tôi cũng đến được 'thánh địa' Cát Tiên (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng). Nắng chiều dần dịu mát pha chút lành lạnh của nam trường sơn khiến lòng ai nấy cảm thấy dễ chịu sau hơn 10 giờ ngồi trên xe…

Lạc chân nơi 'thánh địa' Cát Tiên

DDVN | 24/09/2016, 07:00

Vượt gần 400km, cả đoàn chúng tôi cũng đến được 'thánh địa' Cát Tiên (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng). Nắng chiều dần dịu mát pha chút lành lạnh của nam trường sơn khiến lòng ai nấy cảm thấy dễ chịu sau hơn 10 giờ ngồi trên xe…

Thánh địa Cát Tiên

Anh Nguyễn Văn Tiến, Phó GĐ Khu di tích khảo cổ Cát Tiên đón chúng tôi bằng nụ cười rất thân thiện và ly cà phê đăng đắng, ngòn ngọt làm cả đoàn bừng tỉnh. Sau đó, anh Tiến lên xe làm hướng dẫn viên cho chúng tôi, lên đường. Theo lời giới thiệu của anh Tiến, Khu di tích khảo cổ Cát Tiên nằm ở khoảng tỉnh lộ 721 nối với quốc lộ 20, nó nằm ở bờ bắc sông Đồng Nai sát với vùng lõi vườn Quốc gia Cát Tiên, trên trục ngã ba Madagui (huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) và ngã ba Sao Bọng (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) phía quốc lộ 14. Khu di tích khảo cổ trải dài 15km từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên, thuộc vùng sâu xa của tỉnh Lâm Đồng, cách TP.HCM 180km và cách Đà Lạt 190km.

Xe rẽ vào khu di chỉ thì trời cũng vừa xế chiều, không gian nơi đây yên ắng lạ. Trước mắt chúng tôi là quần thể Khu di tích Cát Tiên, gồm khu 2A, 2B đền tháp, 2C, 2D nhà dài, nơi tập trung trước khi hành lễ. Theo lời anh Minh, khu di tích này được tìm ra năm 1985 đến năm 1995 được công nhận khu di chỉ khảo cổ có niên đại hàng ngàn năm. Năm 2001, Hội đồng khảo cổ đã tiến hành khai quật, qua 4 lần khai quật kéo dài đến 2006 các nhà khoa học đã phát hiện rất nhiều bộ Linga - Yoni với rất nhiều chất liệu và kích cỡ. Trong đó, đáng kể nhất là hai bộ linga - yoni bằng đá và bằng thạch anh có kích cỡ được xem là lớn nhất Đông Nam Á hiện nay.

Theo tư liệu do anh Minh cung cấp, trên đồi gò A1, chiếc Linga hiện đang được trưng bày có chiều cao 2,1m, đường kính 80cm; và chiếc Linga này “đi cùng” với Yoni có cạnh là 2,26m (Yoni thường có cấu tạo hình vuông hoặc hình chữ nhật, biểu hiện của sinh thực khí nữ). Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn phát hiện một số hiện vật: tượng Ganesa bằng đá, bộ Linga - Yoni, hộp bạc, nhiều mảnh vàng khắc tạc các vị thần như Sihva, Vishnu, Brama, India…; các con vật như ốc, bò, ngựa…; các linh vật như giáo, lao, bánh đinh sắt…; bánh xe luân hồi, hoa sen, văn tự Sankrit... Và các nhà khảo cổ đã nhận định đây là “Thánh địa Cát Tiên”.

Chủ nhân thánh địa vẫn còn bí ẩn

Thánh địa Cát Tiên cách tháp Chàm Ninh Thuận 80km, cách Thánh địa Mỹ Sơn 400km, có kết cấu rất đơn giản không cầu kì phức tạp như kiến trúc của Chăm Pa, nhưng chủ nhân là ai, cho đến bây giờ các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được. Theo ý kiến của Giáo sư - Tiến sĩ Trần Quốc Vượng cho rằng, khu di chỉ này có yếu tố bản địa rất độc đáo (nội sinh), đồng thời có yếu tố ngoại sinh. Nội sinh cho thấy: Từ phía Nam là Chân Lạp, phía Đông Bắc là Chăm Pa bao gồm văn hóa hữu thể và vô thể. Hữu thể hơi nghiêng về Chân Lạp. Vô thể lại nghiêng về Chăm Pa. Chủ nhân của nó là người Mạ. Còn nhà khảo cổ Lê Đình Phụng lại nhận định, khu di tích này thuộc Văn hóa Ốc Eo. Còn nhà khảo cổ Ngô Văn Danh thì Khu di tích Cát Tiên là của Thủy Chân Lạp.

Dù chủ nhân là ai, riêng tôi cảm thấy mình nhỏ bé trước những công trình văn hóa có niên đại hàng ngàn năm. Ngỡ ngàng đứng trước những vật linh thờ cúng, tôi không khỏi ngậm ngùi thương nhớ về thời con người xa xưa. Không gian, thời gian như lùi lại làm cho lòng tôi âm thầm ngưỡng mộ những nét chạm khắc và những công trình đồ sộ đánh dấu một móc ngoặc của nền văn minh, văn hóa cổ. Bên cạnh những viên gạch chừng như có linh hồn biết giao thoa, giao cảm của người xưa với nay. Cách đây ngàn năm trước, con người đã biết dùng trí óc và sự thông minh để hình thành những nét văn hóa vật thể và phi vật thể cho nhân loại đời sau chiêm nghiệm.

Nắng đã tắt tự bao giờ, còn lại ánh sáng của chiều Nam Trường Sơn, đoàn chúng tôi được các lãnh đạo Khu di tích “Thánh địa Cát Tiên” mời dự bữa cơm đạm bạc. Đối với tôi, bữa cơm toàn là đặc sản: Măn mây nướng, măn mây hầm với gà rừng, măng tre luộc, gà rừng nướng, gà xé phay trộn bắp chuối rừng, đặc biệt có rượu nấu bằng nếp do chính tay anh em bảo vệ nấu. Chúng tôi được xếp ngồi chen nhau, quây quần cùng anh em khu di tích tâm sự, trò chuyện, thật vui không bút mực nào tả cho hết.

Hồng Nhật / Duyên dáng Việt Nam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lạc chân nơi 'thánh địa' Cát Tiên