Theo Thứ trưởng NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị, ngành lâm nghiệp ghi dấu ấn khi là lĩnh vực duy nhất ở nước ta có khả năng phát thải ròng âm, nhờ vào quá trình bảo vệ, phát triển rừng của cả hệ thống chính trị và sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế.
Khoa học - công nghệ

Lâm nghiệp - lĩnh vực duy nhất có khả năng phát thải ròng âm

Nhật Anh (tổng hợp) 28/11/2024 13:10

Theo Thứ trưởng NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị, ngành lâm nghiệp ghi dấu ấn khi là lĩnh vực duy nhất ở nước ta có khả năng phát thải ròng âm, nhờ vào quá trình bảo vệ, phát triển rừng của cả hệ thống chính trị và sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế.

Từ năm 1995, ngày 28.11 được chọn là “Ngày Lâm nghiệp Việt Nam”.

Hằng năm, việc tổ chức kỷ niệm cần thực hiện được các nội dung về giáo dục ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, sinh thái trong toàn dân; động viên phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển rừng với năng suất, chất lượng cao; sử dụng tài nguyên rừng bền vững, hợp lý, tiết kiệm...

Nhân kỷ niệm ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28.11), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị đã có thư chúc mừng và kỳ vọng ngành tiếp tục nỗ lực, đạt được các mục tiêu đề ra.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị, trong suốt chặng đường qua, ngành lâm nghiệp Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn với biết bao khó khăn, thách thức. Nhưng với tinh thần quyết tâm và sự lao động không ngừng nghỉ của các thế hệ đi trước cũng như hôm nay, chúng ta đã xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật theo hướng hiện đại, là nền tảng vững chắc, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

rung-viet-nam-top-banner-17320133770901185876468.jpg
Ngày 28.11 hằng năm được chọn là “Ngày Lâm nghiệp Việt Nam” - Ảnh: Internet

Đặc biệt, Thứ trưởng Trị nhấn mạnh ngành lâm nghiệp ghi dấu ấn, khi là lĩnh vực duy nhất có khả năng phát thải ròng âm, nhờ vào quá trình bảo vệ, phát triển rừng của cả hệ thống chính trị và sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế.

Điều này thực sự có ý nghĩa trong bối cảnh Chính phủ thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường và đưa mức phát thải ròng về 0 "Net Zero” vào giữa thế kỷ.

Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển lâm nghiệp

Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng, đặc biệt trong khâu giống là yêu cầu cấp thiết của ngành lâm nghiệp.

Theo báo cáo của Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, hệ thống truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp Việt Nam (hệ thống iTwood) là ứng dụng công nghệ số để tổ chức và phát triển chuỗi cung gỗ hợp pháp và truy xuất nguồn gốc.

Điều này góp phần minh bạch thông tin nguồn gỗ hợp pháp, truy xuất nguồn gốc và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp; cấp và quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu; hỗ trợ quản lý, chữa cháy rừng và chứng nhận tín chỉ carbon rừng.

Hệ thống iTwood sử dụng mô hình công nghệ điện toán đám mây iCloud để quản lý chuỗi cung và truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp. Mỗi khâu trong quy trình tạo lập hồ sơ gỗ hợp pháp sẽ được cấp một mã vạch QR code, đảm bảo dòng chảy thông tin về tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu từ khâu tạo rừng - khai thác - thương mại gỗ được liên tục.

Ngoài ra, trong thời gian qua, ngành lâm nghiệp đã ứng dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô để nhân giống vô tính các giống keo, bạch đàn và một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao khác để phục vụ trồng rừng quy mô lớn.

Đặc biệt, ứng dụng chuyển đổi số, các phần mềm trong đo đạc, định vị sẽ có vị trí, vai trò quan trọng trong quản lý, bảo vệ, giám sát, cấp mã số vùng trồng cho các vùng rừng nguyên liệu.

screenshot-456-.png
Phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và giá trị của rừng để phát triển bền vững - Ảnh: Internet

Phát triển, sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu là xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật trên cơ sở thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động lâm nghiệp, huy động các nguồn lực xã hội.

Phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và giá trị của rừng để phát triển bền vững; đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cụ thể, quy hoạch đặt mục tiêu đảm bảo duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42 - 43%, chú trọng nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên hiện có. Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5 - 5,5%/năm.

Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 20 tỉ USD vào năm 2025 và 25 tỉ USD vào năm 2030. Trị giá tiêu thụ đồ gỗ và lâm sản trong nước đạt 5 tỉ USD (quy đổi) vào năm 2025, 6 tỉ USD (quy đổi) vào năm 2030.

Đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng 1,5 lần; đến năm 2030 tăng 2 lần so với năm 2020. Đến 2030, 100% diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học, đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng, giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp…

Bài liên quan
Bộ KH-CN tuyển chọn tổ chức thực hiện 7 nhiệm vụ Quỹ gen cấp quốc gia – lĩnh vực lâm nghiệp
Lãnh đạo Bộ KH-CN vừa phê duyệt danh mục đặt hàng 7 nhiệm vụ KH-CN Quỹ gen cấp Quốc gia lĩnh vực lâm nghiệp thuộc Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 bắt đầu thực hiện từ năm 2021.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Doanh nghiệp công nghệ số cần dấn thân vào lĩnh vực công nghệ mới, đổi mới sáng tạo
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng mỗi doanh nghiệp công nghệ số cần dấn thân vào những lĩnh vực công nghệ tiên phong, đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, chủ động tiếp cận công nghệ mới và không ngừng đổi mới sáng tạo…
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lâm nghiệp - lĩnh vực duy nhất có khả năng phát thải ròng âm