Tại phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn để xem xét việc thực hiện của Chính phủ, các bộ, ngành đối với 6 Nghị quyết về chất vấn và giám sát chuyên đề.
Theo dòng thời sự

Lần đầu tiên trong nhiệm kỳ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai hoạt động 'giám sát lại'

Lam Thanh 21/08/2024 10:49

Tại phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn để xem xét việc thực hiện của Chính phủ, các bộ, ngành đối với 6 Nghị quyết về chất vấn và giám sát chuyên đề.

Đây lần đầu tiên trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15, UBTVQH triển khai hoạt động “giám sát lại”, thể hiện trách nhiệm của UBTVQH trong việc giám sát đến cùng việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của Quốc hội, UBTVQH.

Việc giám sát liên quan tới 9 lĩnh vực: công thương; nông nghiệp và phát triển nông thôn; văn hóa, thể thao và du lịch; tư pháp; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; nội vụ; thanh tra; tòa án; kiểm sát.

‎Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết cho rằng các báo cáo của các cơ quan đã cơ bản bám sát các nội dung trong nghị quyết của UBTVQH, tuy nhiên, báo cáo của một số cơ quan gửi còn chậm so với yêu cầu; ở một số lĩnh vực, nội dung trong báo cáo chủ yếu liệt kê các công việc đã triển khai, chưa có đánh giá, phân tích, so sánh về hiệu quả; chưa nêu rõ được những nhiệm vụ đã hoàn thành, những nhiệm vụ chưa hoàn thành…

000-cuong-1.jpg
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường

Về kết quả đạt được, đối với lĩnh vực công thương, ông Cường cho biết, nhiều đề án về bảo đảm an toàn, an ninh năng lượng được phê duyệt; nguồn cung xăng, dầu cơ bản được bảo đảm; tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hóa nhập khẩu; hệ thống cơ sở dữ liệu trên Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử được xây dựng; thực hiện hiệu quả việc cung cấp thông tin về thị trường, ngành hàng…

Tuy nhiên hạn chế là hiệu quả công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn; tình trạng hàng giả, hàng lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn bày bán công khai ở nhiều nơi; một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm; chưa có kho dự trữ quốc gia riêng về xăng dầu…

Đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: Đã phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2030 và Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các rào cản kỹ thuật về an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm được tập trung giải quyết để mở rộng thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản trong và ngoài nước…

Mặt hạn chế là việc xây dựng Nghị định về quản lý thương hiệu nông sản Việt Nam còn khó khăn, vướng mắc; xây dựng Đề án Phát triển hệ thống logistics nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 còn chậm. Một số tỉnh, thành phố chưa thành lập tổ chức Kiểm ngư để bảo vệ nguồn lợi thủy sản của địa phương.

Đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, giai đoạn 2022-2024, ngành du lịch tăng trưởng liên tục; cơ bản phục hồi so với trước khi xảy ra dịch COVID-19. Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa tiếp tục được quan tâm. Công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa đạt kết quả tích cực.

Tuy nhiên, nguồn lực dành cho hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế. Tình trạng thiếu nhân lực du lịch, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao vẫn chưa được khắc phục. Việc kết nối, khai thác các thị trường du lịch mới, tiềm năng còn chậm.

000-cuong-3.jpg
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn

Đối với lĩnh vực nội vụ, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 đã cơ bản hoàn thành; số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính đã được giải quyết…

Tuy vậy, vẫn còn trường hợp cán bộ, công chức dôi dư chưa được sắp xếp, giải quyết chế độ, chính sách, việc sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư hiệu quả chưa cao…

Đối với lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, chính sách, pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội được hoàn thiện; công tác phòng chống tội phạm về trật tự xã hội được tăng cường; việc tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố được quan tâm. Công tác phòng cháy, chữa cháy tiếp tục được chú trọng; đã hoàn thành việc cập nhật Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Mặt hạn chế là tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông có chiều hướng gia tăng. Các loại tội phạm về tham nhũng, kinh tế, "tín dụng đen", cho vay lãi nặng, rửa tiền, đòi nợ thuê, tội phạm ma túy, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp; nguy cơ mất an toàn về cháy, nổ vẫn còn lớn, một số vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Đối với lĩnh vực thanh tra, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được các cấp, các ngành quan tâm hơn và có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là việc tiếp công dân của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước.

Đối với lĩnh vực tòa án, chất lượng xét xử các vụ án tiếp tục được nâng cao. Việc xét xử các vụ án, ra các quyết định thi hành án hình sự, hoãn, tạm đình chỉ, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật. Các vụ án tham nhũng, kinh tế, vụ án được dư luận xã hội quan tâm đều được đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh…

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết các vấn đề, lĩnh vực UBTVQH giám sát chuyên đề, chất vấn đều là những nội dung quan trọng, được cử tri và nhân dân quan tâm nhiều.

000-cuong-2.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu

Thời gian chất vấn trong 1,5 ngày, để đảm bảo sử dụng thời gian hiệu quả tối đa, chủ tọa phiên họp sẽ mời mỗi lần 3 đến 5 đại biểu đặt câu hỏi chất vấn; mỗi đại biểu nêu chất vấn không quá 1 phút và mỗi câu hỏi tập trung vào 1 vấn đề tâm đắc nhất.

“Tôi tin tưởng rằng, với trí tuệ, tinh thần trách nhiệm cao, kinh nghiệm thực tiễn công tác, trình độ chuyên môn sâu và nắm chắc tình hình thực tế của các vị đại biểu quốc hội, phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ diễn ra sôi nổi, trên tinh thần xây dựng. Theo đó, có nhiều thông tin phản ánh thực trạng tình hình, có nhiều đề xuất, kiến nghị, hiến kế cho Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành trong công tác chỉ đạo, điều hành, khắc phục những hạn chế, giải quyết những khó khăn, vướng mắc…”, ông Mẫn nêu.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự chương trình Xuân quê hương tại Ba Lan
42 phút trước Theo dòng thời sự
Tối 17.1, giờ địa phương, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã dự chương trình “Xuân quê hương Ất Tỵ 2025,” chung vui với cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lần đầu tiên trong nhiệm kỳ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai hoạt động 'giám sát lại'