Các nhà nghiên cứu tại Zurich (Thụy Sĩ) đã tìm ra một giải pháp thay thế cho việc tiêm insulin ở bệnh nhân tiểu đường. Họ phát hiện ra rằng các tế bào thận, một khi được lập trình lại, có thể sản xuất insulin khi xuất hiện caffeine trong cơ thể.

Lập trình lại các tế bào thận để sản sinh insulin

Vũ Trung Hương | 10/01/2019, 17:05

Các nhà nghiên cứu tại Zurich (Thụy Sĩ) đã tìm ra một giải pháp thay thế cho việc tiêm insulin ở bệnh nhân tiểu đường. Họ phát hiện ra rằng các tế bào thận, một khi được lập trình lại, có thể sản xuất insulin khi xuất hiện caffeine trong cơ thể.

Theo Newsyou, các nhà khoa học Thụy Sĩ đã khẳng định rằng nhữngtế bào nhạy cảm với caffeine sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Họđã tìm được cách lập trình lại các tế bào thận, kết quả là thu được các tế bào sản sinh ra insulin theo các lệnh được đưa ra khi caffeine thâm nhập vào cơ thể. Trên thực tế, thử nghiệm tiêm caffeine cho những con chuột thí nghiệm bị gây bệnh tiểu đường giúp kiểm soát nồng độ đường trong máu hiệu quả hơn.

Theo các chuyên gia, điều quan trọng là tìm ra phương pháp thay thế trong điều trị bệnh tiểu đường. Dự báo, trong 10 năm tới, thế giới có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu insulin nghiêm trọng. Hiện nay, có khoảng 400 triệu người mắc bệnh tiểu đường thể 2, điều tệ hại là số bệnh nhân này ở độ tuổi từ 20 -79. Đến năm 2030, dự tính con số bệnh nhân sẽ vượt quá 500 triệu. Và đến thời điểm này, nhu cầu về insulin có thể tăng 20%. Tuy nhiên, khoảng 50% những người cần insulin (chủ yếu là bệnh nhân ở châu Á và châu Phi) sẽ không có cơ hội để được tiếp cận.

Các chuyên gia cho rằng sở dĩ có sự khan hiếm insulin, một phần có thể do sự độc quyền về insulin của 3 công ty - Novo Nordisk, Eli Lilly and Company và Sanofi (bộ ba công ty này kiểm soát 96% khối lượng insulin của toàn thế giới). Ngoài ra, đối với nhiều quốc gia, insulin vẫn là một loại thuốc khá đắt đỏ. Đấy là chưa kể, ở một số nướccó sự phân phối dự trữ insulin không hợp lý. Ví dụ, tại Mozambique, 77% thuốc được phân phối ở thủ đô.

Không có insulin, nạn nhân của bệnh tiểu đường thể 1 sẽ phải đối mặt với lượng đường trong máu tăng cao, có thể dẫn đến đau đầu, yếu lả và thậm chí ngất. Bệnh tiểu đường nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm và trong trường hợp không được điều trị đúng cách, sẽ bị rút ngắn tuổi thọ rất đáng kể.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lập trình lại các tế bào thận để sản sinh insulin