"Tổ chức lễ hội tại các địa phương chính là một "miếng bánh thu lợi to", chính vì thế chỉ có thể hạn chế các biến tướng xung quanh lễ hội chứ không thể chấm dứt" - Giáo sư Ngô Đức Thịnh chia sẻ.

Lễ hội của người dân: Miếng bánh to không ai muốn nhả

Một Thế Giới | 16/02/2016, 13:32

 "Tổ chức lễ hội tại các địa phương chính là một "miếng bánh thu lợi to", chính vì thế chỉ có thể hạn chế các biến tướng xung quanh lễ hội chứ không thể chấm dứt" - Giáo sư Ngô Đức Thịnh chia sẻ.

Theo quan niệm, cứ hết 3 ngày Tết thì các lễ hội ở khắp các địa phương sẽ được tổ chức và người dân nếu muốn cả năm làm ăn suôn sẻ, phát đạt thì thường đến các lễ hội như: Lễ hội Đền Trần, đi chợ Viềng, đi khai hội Chùa Hương, đi lễ Bà Chúa Kho... để cầu cho một năm làm ăn phát đạt, công thành danh toại.
Chia sẻ với phóng viên, giáo sư Ngô Đức Thịnh cho biết hiện nay Việt Nam có khoảng  8.000 lễ hội được tổ chức một năm, đặc biệt nhất vẫn là các lễ hội được diễn ra vào mùa Xuân, thu hút đông đảo nhân dân tham dự và trở thành nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt Nam, đầu năm đi hội khai xuân. 
Chính vì lợi dụng điều này và do sự biến đổi văn hóa tác động đến một số hoạt động văn hóa truyền thống, nảy sinh những tiêu cực trong lễ hội. Các hoạt động lợi dụng, mê tín dị đoan, tổ chức các trò chơi với mục đích thương mại ảnh hưởng đến tính chất truyền thống của lễ hội.
cho Vieng, khai An, den Tran,Ngo Duc Thinh, bien tuong, le hoicho Vieng, khai An, den Tran,Ngo Duc Thinh, bien tuong, le hoi
Những hình ảnh ăn xin tại các lễ hội chưa năm nào chấm dứt
Người ta đã biến lễ hội thành cơ hội để vụ lợi cho bản thân, người đi khấn cầu may biến việc đi du Xuân thành một việc cầu xin một cách dung tục. Đời sống tín ngưỡng bị dung tục hóa, vụ lợi và không còn cảm giác thanh tịnh khi bước vào đền, chùa vì việc "buôn thần, bán thánh" của chính người dân. 
Ngay như lễ hội khai Ấn của Đền Trần hoặc đi chợ cầu may của chợ Viềng tại Nam Định với ý nghĩa đẹp đẽ là "bán cái rủi, mua cái may" cũng bị biến tướng một cách chua xót. Hay như việc khai hội Chùa Hương, vì lợi ích của mình, người ta sẵn sàng biến một lễ hội thành một "cái chợ", những dòng người chen chúc, xô đẩy để có thể lên tới chùa cao nhất. 
Những dòng người dày đặc, đan xen nhau với đủ các thành phần từ dịch vụ tâm linh, dịch vụ bán thẻ hương, cái sớ, bán ấn, bán đồ thờ cúng...  Nếu may mắn, lợi lộc của thần, của phật có thể “mua” được thì còn gì là linh thiêng, đẹp đẽ. Lễ hội là chứng tỏ tính cố kết của cộng đồng, là minh chứng cho nét đẹp văn hoá ngàn đời của ông cha ta.
cho Vieng, khai An, den Tran,Ngo Duc Thinh, bien tuong, le hoi
Đi chợ Viềng là mua cái may, bán cái rủi nhưng luôn bị "biến tướng"
Giáo sư Ngô Đức Thịnh cũng giải thích: Muốn hình thành một lễ hội, bao giờ cũng phải tìm ra được một lý do mang tính "thiêng" nào đó ví dụ về người anh hùng dân tộc, hay về một vị vua, vị thánh... Nhân dân tin tưởng những người đó đã trở thành Thần thánh, không chỉ có thể phù hộ cho họ trong những mặt mà sinh thời người đó đã làm: chữa bệnh, làm nghề, sản xuất, đánh giặc... mà còn có thể giúp họ vượt qua những khó khăn đa dạng hơn, phức tạp hơn của đời sống. 
Chính tính "thiêng" ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân trong những thời điểm khó khăn, cũng như tạo cho họ những hy vọng vào điều tốt đẹp sẽ đến. Và lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tự nguyện của một cộng đồng. Và chính vì nhu cầu, lễ hội đã bị biến tướng, lợi dụng để vụ lợi cho bản thân.
cho Vieng, khai An, den Tran,Ngo Duc Thinh, bien tuong, le hoi
Giáo sư Ngô Đức Thịnh
"Lễ hội được tổ chức, người dân địa phương đó có lợi, địa phương đó có lợi, đó là "miếng bánh ngon" không ai muốn bỏ. Theo như tôi được biết, mỗi lần khai ấn đền Trần hay chợ Viềng tại Nam Định, người dân phường Lộc Vượng (nơi có đền Trần) đã mở dịch vụ trông xe, nhà nghỉ đã thu được vài chục triệu. Còn địa phương có năm thu 14 đến 16 tỷ đồng. Đây quả thực là "miếng bánh quá lớn", có bỏ, có dẹp cũng khó mà thực hiện vì nó còn có sự "vào cuộc" của chính các cấp chính quyền." - Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho hay.
cho Vieng, khai An, den Tran,Ngo Duc Thinh, bien tuong, le hoi
Hàng ngàn đồ cổ giả được bày bán công khai tại chợ Viềng (Nam Định)
Bên cạnh đấy, giáo sư Ngô Đức Thịnh cũng trao đổi, nếu muốn có các lễ hội đúng cách, đúng theo văn hóa của nó thì cần giáo dục cho người dân về ý nghĩa của tín ngưỡng, lễ hội văn hóa tại địa phương. Việc này khá khó khăn và cũng không thể làm ngay được nhưng vẫn phải làm vì xã hội phát triển càng ngày nét văn hóa tín ngưỡng càng được tôn vinh, người dân có điều kiện đi tham quan, đi du ngoạn hơn. Có hiểu đúng người dân sẽ làm đúng, sẽ không “vật chất hoá”, không mê tín dị đoan, không “mua chuộc” thần linh nữa, biết giữ lễ nghĩa, biết thận trọng, giữ gìn văn hoá khi đi chùa, đi lễ. Một điều nữa chính là chính quyền cần trả lễ hội về cho người dân, để họ đứng ra làm chủ, tự tổ chức theo mong muốn của họ, nhà nước chỉ đứng ra hỗ trợ. 
Còn việc vụ lợi trong tín ngưỡng, trong chính các lễ hội thì cần có sự phân cấp rõ ràng, vì khi một địa phương tổ chức một lễ hội thì điều đó đã mang lại doanh thu cho chính địa phương đó. Người dân tại địa phương này cũng vì thế mà phát triển hơn, nhưng phát triển sẽ đi đôi với việc "chặt chém", "buôn thần bán thánh"... và các lãnh đạo địa phương nên có những quy định chặt chẽ hơn trong việc này. 
Tổ chức lễ hội của người dân, chính là một “miếng bánh thu lợi” to như vậy, ai ai cũng có lợi nên rất khó có thể chấm dứt chỉ có thể hạn chế mà thôi.
Minh Khuê (ghi)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khánh thành và khai thác cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Diễn Châu – Bãi Vọt
Chiều 28.4, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với UBND các tỉnh Ninh Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh tổ chức lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lễ hội của người dân: Miếng bánh to không ai muốn nhả