Theo nhiều người dân, hiện nay nếu loa phường không còn tác dụng trong việc truyền tải thông tin, gây nhiều bất cập trong đời sống dân cư thì cũng đến lúc nên loại bỏ. Tuy nhiên cũng nên cân nhắc xem nên ưu tiên xóa sổ loa phường ở những khu vực, địa điểm nào cho hợp lý và nếu giữ lại, nhất thiết phải có sự đổi mới.

Loa phường muốn giữ cần phải đổi mới

Thu Anh | 07/02/2017, 14:25

Theo nhiều người dân, hiện nay nếu loa phường không còn tác dụng trong việc truyền tải thông tin, gây nhiều bất cập trong đời sống dân cư thì cũng đến lúc nên loại bỏ. Tuy nhiên cũng nên cân nhắc xem nên ưu tiên xóa sổ loa phường ở những khu vực, địa điểm nào cho hợp lý và nếu giữ lại, nhất thiết phải có sự đổi mới.

Từ lâu nay, cư dân Hà Nội nói riêng vẫn quen với âm thanh phát ra từ chiếc loa phường nơi mình sinh sống. Thông qua những thông báo, tin tức phát trên loa, người dân được tiếp cận gần hơn với những thông tin đại chúng. Đồng thời, qua hệ thống loa phường những thông tin tuyên truyền, vận động cũng được thông báo rộng rãi, kịp thời, có hiệu quả.

Nhưng mới đây, theo Vietnamnet đưa tin, vào cuộc họp giao ban ngày 6.2, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung tiếp tục đề cập đến vấn đề hệ thống truyền thanh cơ sở ở Thủ đô. Đồng thời, qua báo cáo sơ bộ của Sở Tài chính, ông Chung thông tin: Việc nuôi bộ máy truyền thanh cấp phường rất tốn kém, một phường có thể phải chi mấy trăm triệu đồng mỗi năm mà chất lượng tin phát thanh của hệ thống này rất thấp. Chính vì vậy, ông yêu cầu các đơn vị liên quan khảo sát, đánh giá khách quan hệ thống loa phường. Qua đó, thành phố sẽ xem xét cụ thể việc tiếp tục duy trì hay sẽ bỏ hệ thống loa phường.

Từ thông tincuộc họp giao ban của UBDN TP.Hà Nội, báo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi cùng một số người dân xoay quanh vấn đề này. Là cư dân sống tại khu chung cư Định Công, cô Nguyễn Thị Thúy Loan cho rằng hiện nay, khoa học kỹthuật phát triển, thông tin có thể được truyền tải từ những kênh khác nhau, dễ nắm bắt. Vì thế chiếc loa phườngnhư bị thừa, có lúc thấy không cần thiết bởithông tin không được cập nhật.

Hơn nữa, theo cô Loan, hệ thống loa trang bị đã khá lâu, quá lạc hậu, lại trải qua mưa nắng, âm thanh có lúc xì xoẹt, gây méo tiếng, nghe không rõ, có lúc rồ lên khiến những gia đình ở gần như bị tra tấn nhất là nội dungphát thanh không được biên tập kỹ càng, nhiều nội dungdiễn đạt lủng củng, khó hiểu, dùng từ sai, gây phản ứng khó chịu, giọng phát thanh viên đều đều, buồn ngủ, đọc cũng ít biểu cảm, không nhấn mạnh thông tin cần thiết,... gây bức xúc cho người nghe.

Đồng quan điểm với cô Loan, qua cuộc trao đổi nhanh với một nhóm bạn trẻ, đại đa số các bạn thanh niên đều tỏ ra khá bức xúc khi hầu như ngày nào cũng nghe tiếng loa phường trong khi thông tin thường không có gì mới.Một số khác lại tỏ ra khá thờ ơ với vấn đề này khi cho rằng thông tin đã có trên các phương tiện đại chúng, trên điện thoại thông minh, có loa phường hay không cũng không mấy quan trọng.

Sống trên con phố Lê Duẩn, ông Đặng Hùng Cường (56 tuổi) lại có quan điểm: “Tuy loa phường hiện nay gây nhiều bức xúc, khó chịu cho người dân vì tần số âm thanh phát quá to, giờ giấc phát thông tin cũng lung tung nhưng nếu loại bỏ loa phường thì người dân, đặc biệt là những người cao tuổi, đau yếu sẽ khó tiếp cận được với thông tin hàng ngày”.

Tiếp tục khảo sát tại một khu tập thể lâu năm ở Hà Nội, dù ở đây dưới mỗi chân cầu thang đều có bảng thông tin, dán thông báo,nhưng người dân có vẻ không mấy quan tâm haynán lại đọc những dòng chữ viết trên đó.

Lý giải cho điều này, ông Nguyễn Đình Viện, 70 tuổi sống tại khu tập thể Khương Thượng chia sẻ: “Loa phường một thời rất tác dụng khi đưa được thông tin kịp thời tới người dân khi người dân vẫn còn trong giai đoạn khó tiếp cận với những nguồn thông tin khác nhau. Hiện tại, chức năng và tác dụng của nócũng bịgiảm đi nhiều do phương tiện thông tin đại chúng đang ngày một tăng nhưng với những người cao tuổi, nghe thông tin phát trên loa vẫn là một thói quen hàng ngày”.

Ông Viện cũng kể lại, vàonhững năm 70, mỗi khi nghe được tiếng loa phát thông tin, thông báo ở phường là người dân cảm thấy phấn khích lắm, biết được nhiều thông tin khác nhau, thỉnh thoảng ngồi cùng bạn bè lối xóm vừa nhâm nhi cốc trà, vừa bàn bạc thông tin để tăng hiểu biết, dân trí của người dân được nâng cao. Nhưng bây giờ, lúc phát tần số âm thanh to quá, những nhà ở gần loa thường cảm thấy rất khó chịu nên thông tin truyền tải cũng ít tác dụng.

Qua cuộc khảo sát, đại đa số người dân đều đồng quan điểm khi cho rằng nếu có nhiều bất cập như hiện nay thì cũng đến lúc nên bỏ loa phường, nhưng tùy từng khu vực. Nếu loa phường được đặt gần các cơ quan đầu não thì nên loại bỏ vì thông tin phát ra không mang lại hiệu quả nhiều nhưng với những phường ở xa trung tâm thì nên giữ lại loa phường để người dân, đặc biệt là các cụ già có thể nghe được thông tin một cách tốt nhất vì không phải ai cũng đủ sức khỏe đi xuống tầng để xem bản tin hay những lúc thông báo lương hưu, không thể bắt các cụ làm những thao tác trên điện thoại như lớp trẻ.

“Để loa phường tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình và được người dân ủng hộ thì cần được nghiên cứu kỹ về địa điểm treo loa, tần số âm thanh phát ra, giờ giấc phát tin tức sao cho phù hợp. Đồng thời, phải có ban biên tập riêng các vấn đề văn hoá xã hội, chọn giọng đọc nhằm đáp ứng trình độ của đa số nhân dân. Có như vậymới xây dựng đượckhu dân cư văn hoá, xây dựng thủ đô văn minh và giàu đẹp”, ông Cường đề xuất.

Hiện nay, Sở TT&TT Hà Nội đã tổ chức lấy ý kiến người dân tại chuyên mục “Lấy ý kiến về hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn Hà Nội” trên Cổng giao tiếp điện tử thành phố và Facebook. Đợt lấy ý kiến này sẽ kéo dài đến hết 10.3

Thu Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Loa phường muốn giữ cần phải đổi mới