Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết để đảm bảo khả năng thu xếp phần vốn vay rất lớn cho dự án Lọc dầu Dung Quất mở rộng thì cần thiết phải có cơ chế đặc thù, trong đó có việc bảo lãnh vay vốn của Chính phủ.

Lọc dầu Dung Quất cấp thiết xin cơ chế ưu đãi đặc thù

tuyetnhung | 20/09/2017, 20:38

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết để đảm bảo khả năng thu xếp phần vốn vay rất lớn cho dự án Lọc dầu Dung Quất mở rộng thì cần thiết phải có cơ chế đặc thù, trong đó có việc bảo lãnh vay vốn của Chính phủ.

Lo ngại tính hiệu quả của dự án

Hiện dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1,813 tỉ USD với cơ cấu vốn chủ sở hữu/vốn vay là 30%/70%. Trong đó, vốn chủ sở hữu dự kiến là 544 triệu USD còn vốn vay dự kiến 1,269 tỉ USD và đang trong giai đoạn thu xếp vốn.

"Để đảm bảo khả năng thu xếp phần vốn vay rất lớn cho dự án thì cần thiết phải có cơ chế đặc thù, trong đó có việc bảo lãnh vay vốn của Chính phủ", Tập đoàn Dầu khi Việt Nam(PVN) cho biết.

Theo PVN, trong quá trình làm việc để nghiên cứu khả năng hợp tác triển khai dự án, các đối tác tiềm năng nước ngoài như: JX Nippon (Nhật Bản), Gazprom Neft (Nga), PDVSA (Venezuela)… đều kiến nghị Chính phủ xem xét cấp bổ sung cơ chế ưu đãi, đặc biệt là ưu đãi thuế 3%-5%-7% đối với các sản phẩm xăng dầu, vì theo tính toán, nếu không có cơ chế ưu đãi về thuế sản phẩm xăng dầu thì dự án không hiệu quả, không đáp ứng kỳ vọng đầu tư. Do đề xuất này không được Chính phủ chấp thuận nên các đối tác lần lượt rút khỏi dự án.

Do vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án, PVN tiếp tục yêu cầu Công ty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) nghiên cứu cắt giảm các chi phí đầu tư, vận hành, tối ưu hóa quá trình sản xuất - kinh doanh… Nếu làm tốt, có thể kỳ vọng nâng cao đáng kể hiệu quả kinh tế của dự án nhưng vẫn sẽ thấp hơn mức tối thiểu theo yêu cầu.

"Việc đầu tư nâng cấp, mở rộng Dung Quất là hết sức cấp thiết và cần thiết, nhằm cho phép nhà máy chế biến được các loại dầu thô có hàm lượng lưu huỳnh cao, giảm bớt phụ thuộc vào nguồn dầu ngọt trong nước đang cạn kiệt và có giá thành cao. Đồng thời, nâng cấp chất lượng sản phẩm xăng dầu của nhà máy đạt tiêu chuẩn euro 5 để đáp ứng quy định của Nhà nước về lộ trình tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo quy định của Chính phủ", PVN cho hay.

Xin bảo lãnh vay vốn Chính phủ

Trước khó khăn về tính hiệu quả của dự án, PVN tiếp tục kiến nghị chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu trình Thủ tướng ban hành cơ chế ưu đãi bổ sung cho dự án nâng cấp mở rộng Dung Quất, nhằm đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà máy lọc dầu trong nước, đặc biệt là cơ chế ưu đãi về thuế đối với sản phẩm xăng dầu của nhà máy và chấp thuận chủ trương cấp bảo lãnh vay vốn của Chính phủ cho dự án.

Trong trường hợp đã áp dụng các giải pháp tối ưu hoá và nâng cao hiệu quả đầu tư mà hiệu quả kinh tế của dự án vẫn không đạt như phương án đã được thông qua, sẽ phải chờ đợi Thủ tướng xem xét có chỉ đạo việc tiếp tục triển khai dự án.

Tổng giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên cho biết công ty đã có kế hoạch về phương án dòng tiền của dự án, trong đó nguồn thu và chi cân đối trả đúng hạn nợ dài hạn. Công ty cũng cố gắng tìm kiếm nguồn vay có chi phí thấp nhất và thời gian vay dài, trong đó ưu tiên nguồn vay tín dụng xuất khẩu. Tuy nhiên, BSR vẫn mong muốn Chính phủ bảo lãnh cho khoản vay của công ty để có cơ hội tiếp cận được nguồn tiền tối ưu cho dự án, tức là lãi suất thấp và thời gian vay dài hạn.

Hiện nay, dự án Lọc dầu Dung Quất đã triển khai được 24/78 tháng so với kế hoạch. Về công tác đền bù giải phóng mặt bằng, PVN mới hoàn thành bàn giao 108ha mặt bằng sạch cho dự án vào tháng 3.2016, hoàn thành tái định cư và hoàn thành mặt bằng khu nghĩa địa mở rộng vào tháng 10.2016.

Tuy nhiên, tiến độ không đạt nên đến ngày 17.2 năm nay, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức họp với PVN và cam kết hoàn thành công tác chi trả bồi thường cho người dân trước 30.4, hoàn thành bàn giao 100% mặt bằng sạch cho dự án trước 30.6.

Đến nay, công tác chi trả bồi thường chưa hoàn thành, triển khai chậm công tác thi công xây dựng khu tái định cư. Như vậy, công tác bàn giao mặt bằng đã chậm so với kế hoạch ban đầu hơn 1 năm

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lọc dầu Dung Quất cấp thiết xin cơ chế ưu đãi đặc thù