Các hộ dân đang sinh sống khu vực bờ kênh Nước Mặn (xã Phước Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) sống trong nỗi sợ mất tài sản, mất an toàn tính mạng do tình trạng sạt lở, xâm lấn nghiêm trọng.
Bảo vệ môi trường

Long An: Hàng trăm người dân trước nguy cơ sạt lở ven kênh Nước Mặn

Hồ Đông20/12/2023 08:19

Các hộ dân đang sinh sống khu vực bờ kênh Nước Mặn (xã Phước Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) sống trong nỗi sợ mất tài sản, mất an toàn tính mạng do tình trạng sạt lở, xâm lấn nghiêm trọng.

Kênh Nước Mặn là đường sông huyết mạch kết nối các tỉnh miền Tây và TP.HCM, từ các cảng lân cận như Hiệp Phước, Cát Lái, cảng quốc tế Long An nên lưu lượng tàu tải trọng lớn chở container, vật liệu cát đá lưu thông ngày đêm rất nhiều.

Hiện nay, khu vực bờ kênh Nước Mặn thuộc xã Phước Đông đoạn từ điểm đầu giáp sông Vàm Cỏ Đông và sông Cần Giuộc đi đến điểm cuối gần Trạm Cảnh sát đường thủy Phước Đông dài 2 - 2,5km.

Ông Nguyễn Văn Ba - người sinh sống lâu năm tại khu vực bờ kênh Nước Mặn xã Phước Đông cho biết: “Hiện nay, khu vực bờ kênh Nước Mặn xã Phước Đông có khoảng 40 hộ dân đang sinh sống. Trong đó, các hộ dân đã xây nhà ở, vuông nuôi tôm, chưa kể còn có các xưởng sản xuất, nhà kho… nhưng tình trạng sạt lở, xâm lấn diễn ra vô cùng nghiêm trọng. Kênh Nước Mặn đang bị xâm thực rất mạnh. Sạt lở rất nghiêm trọng, hằng năm sạt lở lấn sâu vào cả chục mét, có khi hơn 20m. Tàu thuyền tải trọng lớn di chuyển tạo sóng đánh vào bờ gây xói mòn đất, dẫn đến mất đi độ thoải của lòng sông gây tình trạng bị sạt lở đất”.

Việc bờ kênh Nước Mặn thuộc địa phận xã Phước Đông liên tục bị xâm lấn, sạt lở khiến các hộ dân vô cùng lo âu, không thể yên tâm an cư lạc nghiệp. Hiện nay, các hộ dân đang sinh sống trên khu vực bờ kênh Nước Mặn xã Phước Đông đang sống trong cảnh lo lắng, sợ hãi khi tài sản tích cóp suốt nhiều năm, thậm chí cả đời, trước nguy cơ bị mất trắng bởi tình trạng sạt lở, xâm lấn. Trước tình thế cấp bách, ngoài các hộ dân buộc phải sống trong cảnh tạm bợ, một số đã bỏ đi nơi khác sinh sống để bảo đảm tài sản và tính mạng.

Ông Nguyễn Văn Ba chia sẻ: “Phần đất nhà tôi đã bị sạt lở từ 20m đến 40m, mất đất gia đình phải tìm cách gia cố bờ, đóng cọc… Cùng sống trên một con kênh nhưng phía bờ bên kia đã được làm bờ kè, bờ kênh chống xâm lấn kiên cố, ổn định về tinh thần, đã an cư lạc nghiệp. Còn người dân bờ bên này thì mỏi mòn chờ đợi, sống trong lo âu. Chung một dòng kênh nhưng quả thật số phận người dân hai bờ cũng chia ra làm hai”.

Theo ghi nhận của PV, phía bờ kè kênh Nước Mặn thuộc xã Long Hựu Đông đã dần được hoàn thành, với hệ thống kè, tường rào, đường bê tông kiên cố. Hiện tại, dân cư đổ về đây sinh sống rất đông đúc, nhộn nhịp khác hẳn với bờ phía bên xã Phước Đông.

Ông Trần Văn Hùng - một hộ dân đang sinh sống tại khu vực bờ kênh Nước Mặn nói: “Quả thật rất nguy hiểm cho tất cả mọi người dân hiện đang sinh sống trên bờ đoạn kênh này. Đêm nào cũng không ngủ yên vì sợ, vì không biết khi nào nhà cửa, tài sản thậm chí con người sẽ bị nhấn chìm xuống đáy sông. Vì thiên tai, sạt lở đất là sự cố rất bất ngờ, không biết khi nào xảy ra. Các hộ dân đang sinh sống tại khu vực bờ kênh Nước Mặn đang sống trong sợ hãi. Người dân rất mong muốn sớm có biện pháp giúp đỡ để ổn định tinh thần, ổn định cuộc sống”.

Năm 2021, UBND tỉnh Long An có chủ trương làm bờ kè kênh Nước Mặn (bờ đông) phía Long Hựu Đông và Long Hựu Tây đến nay cơ bản công trình đã hoàn thành, tình trạng sạt lở đã chấm dứt bên phía bờ Long Hựu. Riêng cư dân bên xã Phước Đông ngày đêm mong chờ đợi chính quyền sớm có giải pháp khắc phục, gia cố bờ kè như phía bờ đông xã Long Hựu Đông để bà con an tâm sinh sống.

Dưới đây là hình ảnh thực tế hiện trường do PV Một Thế Giới ghi nhận:

1.1.jpg
1.2.jpg
1.3.jpg
1.4.jpg
1.6.jpg
Hiện trạng sạt lở, xâm lấn tại bờ kênh Nước Mặn (xã Phước Đông)
2.1.jpg
2.jpg
Các biển báo được chính quyền dựng lên để cảnh báo tình trạng sạt lở
3.1.jpg
3.jpg
Người dân nói về tình trạng sạt lở tại bờ kênh Nước Mặn
4.jpg
Hình ảnh hai bờ kênh Nước Mặn trái ngược nhau
5.1.jpg
5.jpg
Bờ kênh Nước Mặn thuộc phía xã Long Hựu Đông
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Long An: Hàng trăm người dân trước nguy cơ sạt lở ven kênh Nước Mặn