Cái chết là một điều tất yếu của sự sống – nhà phân tích huyết học đầu tiên nghiên cứu trên máu của người phụ nữ lớn tuổi và khỏe mạnh nhất hành tinh đã cung cấp nhiều manh mối tại sao điều đó lại xảy ra.

Máu của người phụ nữ già nhất hành tinh ‘tiết lộ’ giới hạn cuộc sống

Một Thế Giới | 02/05/2014, 17:33

Cái chết là một điều tất yếu của sự sống – nhà phân tích huyết học đầu tiên nghiên cứu trên máu của người phụ nữ lớn tuổi và khỏe mạnh nhất hành tinh đã cung cấp nhiều manh mối tại sao điều đó lại xảy ra.

Sinh năm 1890, Hendrikje van Andel-Schipper tại thời điểm đó là người phụ nữ lớn tuổi nhất thế giới. Bà cũng có sức khỏe đáng chú ý do vẫn minh mẫn và không mắc phải bệnh gì cho đến lúc gần qua đời. Khi mất vào năm 2005 (thọ 115 tuổi), bà hiến xác cho nghiên cứu khoa học. Với sự ủng hộ hoàn toàn từ người thân, những kết quả nghiên cứu thu nhận được cũng như tên tuổi của bà sẽ được công bố rộng rãi.

Các nhà khoa học hiện nghiên cứu hệ thống máu và mô để tìm kiếm cách thức hệ thống này bị ảnh hưởng bởi tuổi tác. Tế bào gốc có khả năng sản sinh thêm các mô mới mỗi ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi thọ của con người sau cùng có thể bị giới hạn bởi khả năng này của tế bào gốc. Khi các tế bào gốc đạt trạng thái “kiệt sức”, chúng sẽ dần dần chết đi và làm cho cơ thể giảm khả năng tái tạo mô và các tế bào quan trọng, trong đó có tế bào máu.

Tế bào gốc quyết định tuổi thọ

Trong trường hợp của bà van Andel-Schipper, khoảng 2/3 lượng bạch cầu còn lại trong cơ thể sau khi bà mất có nguồn gốc từ hai tế bào gốc, điều đó cho thấy hầu hết hoặc tất cả các tế bào máu gốc của bà có thể đã chết hết.

Henne Holstege, Trung tâm Y khoa, đại học VU, Amsterdam, Hà Lan, đứng đầu nhóm nghiên cứu, đặt câu hỏi: “Liệu có sự giới hạn nào đối với số lượng các tế bào gốc và điều đó có ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người ra sao? Vậy chúng ta có thể sống lâu hơn bằng cách bổ sung tế bào gốc được lưu trữ từ trước đó không?”.
Mau cua nguoi phu nu gia nhat hanh tinh ‘tiet lo’ gioi han cuoc song

Quan sát bạch cầu của van Andel-Schipper cho thấy các đoạn cuối của nhiễm sắc thể bị bào mòn rất lớn, đó là cách bảo vệ nhiễm sắc thể mỗi khi một tế bào phân chia. Trung bình, mỗi đoạn cuối của nhiễm sắc thể của bạch cầu ngắn hơn 17 lần so với của tế bào não, do những tế bào này hiếm khi tái tạo trong suốt vòng đời của con người.

Các nhà nghiên cứu có thể thiết lập được số lượng của tế bào gốc tạo bạch cầu bằng cách nghiên cứu mẫu đột biến được tìm thấy trong các tế bào máu. Mẫu này tương tự như trong tất cả các tế bào mà những nhà nghiên cứu có thể kết luận tất cả chúng đều được sinh ra từ một trong hai tế bào gốc mẹ có liên quan chặt chẽ với nhau.

Điểm cạn kiệt

Bà Holstege cho biết: “Ước tính rằng chúng ta được sinh ra với khoảng 20.000 tế bào máu gốc, và ở bất kỳ một thời điểm nào, khoảng 1.000 tế bào đồng thời cùng hoạt động để bổ sung máu”. Trong suốt vòng đời, số lượng tế bào máu gốc hoạt động sẽ ít lại và những đoạn cuối của nhiễm sắc thể bị ngắn lại đến một lúc nào đó sẽ chết đi, được gọi là điểm cạn kiệt của tế bào gốc.

Theo bà Holstege, kết quả nghiên cứu đáng quan tâm khác là những đột biến trong tế bào máu là vô hại.

Bà cho rằng đây là lần đầu tiên những mẫu đột biến soma (đột biến xảy ra trong nguyên phân) được nghiên cứu trên một người lớn tuổi và khỏe mạnh như vậy. Sự vắng mặt của những đột biến gây ung thư hoặc bệnh tật chứng tỏ rằng van Andel-Schipper có một hệ thống sửa chữa và đào thải tế bào đột biến nguy hiểm tuyệt vời.

Cơ hội trong đột biến

Nghiên cứu này lần đầu tiên điều tra sự tích lũy đột biến với mô của một cá nhân cao tuổi. Chris Tyler-Smith, Viện Wellcome Trust Sanger, Hinxton, Anh, chia sẻ rằng điều này trái ngược với những đột biến tế bào mầm dong (bẩm sinh) nghiên cứu trước đó.

Ông cho biết khi có đột biến, chúng ta luôn có một cơ hội để lựa chọn và những đột biến đó có thể dẫn đến ung thư. Từ giờ, chúng ta đã có hàng loạt những đột biến soma, các mô không ung thư như máu, vì vậy, chúng ta có thể bắt đầu nghĩ đến những tác động lên sức khỏe.

Bà Holstege cho biết các kết quả ghi nhận được đã mở ra một khả năng giúp trẻ hóa cơ thể bằng cách tiêm các tế bào gốc lưu trữ từ lúc mới sinh hoặc khi còn trẻ. Những tế bào gốc này không chứa đột biến và có đoạn cuối thể nhiễm sắc đủ dài.

Holstege cũng hi vọng những kết quả nghiên cứu sẽ giúp phòng chống bệnh Alzheimer hiệu quả hơn.

Thiên An (Theo NS)

Tham khảo: Genome Research , DOI: 10.1101/gr.162131.113

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Máu của người phụ nữ già nhất hành tinh ‘tiết lộ’ giới hạn cuộc sống