Dự án Mekong Salt Lab được Chính phủ Hà Lan và Tổ chức Doanh nghiệp Hà Lan tài trợ. Mục tiêu chính của dự án là hỗ trợ nông dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ứng phó với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn, từ đó góp phần bảo vệ sinh kế bền vững, phát triển nông nghiệp tại khu vực.
Bảo vệ môi trường

Mekong Salt Lab - Dự án hỗ trợ ĐBSCL về biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn

Văn Kim Khanh 01/10/2024 08:58

Dự án Mekong Salt Lab được Chính phủ Hà Lan và Tổ chức Doanh nghiệp Hà Lan tài trợ. Mục tiêu chính của dự án là hỗ trợ nông dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ứng phó với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn, từ đó góp phần bảo vệ sinh kế bền vững, phát triển nông nghiệp tại khu vực.

Việt Nam, đặc biệt là ĐBSCL, đang phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu (BĐKH). Nước biển dâng cao, nguồn nước ngầm suy giảm, hạn hán kéo dài và xâm nhập mặn đã gây tổn thất lớn cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Điều này dẫn đến việc hàng ngàn nông dân phải bỏ đất đai, di cư khỏi quê hương, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của hàng triệu người, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em.

bich-5(1).jpg
Thí nghiệm từ Dự án Mekong Salt Lab - Ảnh: T.T.N.B

Mục tiêu của dự án là hợp tác đa ngành để tìm ra các giải pháp thích ứng và giảm thiểu tác động của xâm nhập mặn, gồm cả quản lý nguồn nước ngọt và xây dựng các kế hoạch quy hoạch tích hợp khi nguồn nước ngọt cạn kiệt. Ngoài ra, dự án cũng trang bị cho người dân những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đối phó với các thách thức này, đồng thời thúc đẩy hợp tác quốc tế và trao đổi tri thức với các đối tác trong và ngoài nước.

bich-6.jpg
Thí nghiệm từ Dự án Mekong Salt Lab - Ảnh: T.T.N.B

Dự án Mekong Salt Lab được tài trợ bởi Chính phủ Vương quốc Hà Lan bao gồm 2 thời kỳ: Mekong Salt Lab 1 (2022-2023), do Chương trình Tri thức Cam (OKP - Orange Knowledge Program) tài trợ, và Mekong Salt Lab 2 (2023-2025), được tài trợ bởi Tổ chức Doanh nghiệp Hà Lan (Netherlands Enterprise Agency - RVO). Trọng tâm của dự án là hỗ trợ nông dân trong vùng ứng phó với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn, góp phần vào sự phát triển bền vững ĐBSCL.

bich-1.jpg
Chuyên gia thực hiện Dự án Mekong Salt Lab và cộng đồng tham gia dự án - Ảnh: V.K.K

Dự án tập trung vào 3 nhóm đối tượng chính: nông dân tại ĐBSCL, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nông nghiệp. Các đơn vị nòng cốt tham gia dự án bao gồm: The Water Agency (Hà Lan) - đơn vị có kinh nghiệm quản lý và vận hành các dự án xã hội tại khu vực Đông Nam Á; Doanh nghiệp xã hội Kim Delta (Việt Nam) - chuyên tư vấn về hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững của các mô hình sinh kế cho người dân vùng ĐBSCL; cùng các chuyên gia kinh nghiệm từ Trường đại học Trà Vinh. Ngoài ra, dự án cũng nhận được sự tham gia tích cực từ các đối khác Hà Lan khác : Trường đại học Khoa học ứng dụng Saxion; Trường đại học Khoa học ứng dụng HZ; các công ty Salt Doctor, NX Filtration, SkillED và The Acacia Water.

bich-8.jpg
TS Trần Thị Ngọc Bích – Phó viện trưởng Viện Khoa học công nghệ môi trường - hướng dẫn nông dân tham gia dự án sử dụng điện thoại theo dõi dự báo thời tiết - Ảnh: V.K.K

TS Trần Thị Ngọc Bích - Phó viện trưởng Viện Khoa học công nghệ môi trường, Trường đại học Trà Vinh cho biết: "Tiếp nối thành công của giai đoạn 1 (2022-2023), giai đoạn 2 của dự án Mekong Salt Lab (2023-2025) hy vọng sẽ đạt được những kết quả quan trọng. Điển hình là các mô hình nông nghiệp kết hợp tiềm năng như thủy canh, hệ thống trữ nước ngọt và xử lý nước thải tại Cồn Chim và Hòa Lợi (Trà Vinh)".

bich-3.jpg
Thí nghiệm xanh từ Dự án Mekong Salt Lab - Ảnh: V.K.K

Cũng theo TS Trần Thị Ngọc Bích, sự kiện "Salt Lab Forum" vào ngày 24 - 25.10.2024 tới tại Trà Vinh sẽ là cơ hội để các đối tác trong và ngoài nước thảo luận về các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với xâm nhập mặn, nhằm hướng tới một tương lai bền vững cho ĐBSCL.

bich-10.jpg
Những người thực hiện Dự án Mekong Salt Lab từ Vương quốc Hà Lan, lãnh đạo Trường đại học Trà Vinh và cộng đồng tham gia dự án - Ảnh: T.T.N.B

“Chương trình sẽ kết nối chúng tôi với các sáng kiến và đối tác khác ở ĐBSCL để có thể củng cố dự án của chúng tôi. Sự hợp tác này nhằm mục đích tạo ra các giải pháp về sử dụng nguồn nước bền vững phù hợp với nhu cầu của người dân ĐBSCL”, ông Gregor van Essen - Giám đốc The Water Agency, Tổng giám đốc điều hành chương trình cho biết.

Tại sự kiện này, các chuyên gia Hà Lan và Việt Nam sẽ lần lượt giới thiệu những giải pháp đã được thử nghiệm, bao gồm: hệ thống thủy canh, thu gom và trữ nước ngọt, xử lý nước và nước thải, và đất ngập nước nhân tạo... Ngoài ra, chương trình Mekong Salt Lab Youth Challenge 2024 và chương trình học tập về các mô hình thích ứng với xâm nhập mặn và hạn hán sẽ được ra mắt.

bich-9.jpg
Ngài Daniel Coenraad Stork - Tổng lãnh sự Hà Lan tại TP.HCM và Hiệu trưởng Trường đại học Trà Vinh Nguyễn Minh Hòa với các cộng sự - Ảnh: V.K.K

Trong tương lai, dự án Mekong Salt Lab sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân ĐBSCL phát triển nền nông nghiệp xanh ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời chuyển giao công nghệ thành công cho các vùng khác đang đối mặt với hạn hán và xâm nhập mặn.

bich-7(1).jpg
Ngài Daniel Coenraad Stork - Tổng lãnh sự Hà Lan tại TP.HCM phát biểu trong buổi ra mắt dự án - Ảnh: T.T.N.B

Ngài Daniel Coenraad Stork - Tổng lãnh sự Hà Lan tại TP.HCM kỳ vọng Mekong Salt Lab là dự án thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ Hà Lan và chính phủ Việt Nam, hơn thế nữa là sự hỗ trợ phát triển bền vững ĐBSCL trước thách thức của BĐKH thông qua sự hợp tác với các doanh nghiệp quốc tế để nâng cao kỹ thuật nông nghiệp và đẩy mạnh chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm, giúp nông dân tiếp cận với công nghệ trong việc quảng bá, bán hàng trực tuyến qua sàn giao dịch điện tử, dự báo thời tiết và các dịch vụ khí hậu tiên tiến...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Điều hành giá điện không 'giật cục', xem xét tăng mua điện từ Trung Quốc
Các đơn vị phải căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mekong Salt Lab - Dự án hỗ trợ ĐBSCL về biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn