Cuộc sống hiện đại ngày càng đòi hỏi nhiều chi phí để phục vụ nhu cầu cá nhân. Do đó, nếu không biết tiết kiệm, chúng ta sẽ phải thường xuyên đối mặt với áp lực tài chính. Vì vậy, học cách lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng luôn là điều cần thiết.
Tuy nhiên, chúng ta đã biết cách “Chi tiêu tiết kiệm” hay chỉ biết “tiết kiệm chi tiêu"? Dưới đây là 3 bí kíp quản lý chi tiêu thông minh, hữu ích và dễ dàng áp dụng trong tình hình dịch bệnh kéo dài, kinh tế khó khăn như hiện nay.
Lập ngân sách chi tiêu rõ ràng
Đến “nắng mưa là chuyện của trời" mà chúng ta còn có dự báo thời tiết thì việc tự lập ngân sách dự báo các khoản chi tiêu hàng tháng cũng đâu quá khó khăn. Thay vì đợi tín hiệu từ vũ trụ và đi theo tiếng gọi của bản năng thì mỗi người có thể dành mỗi đầu tháng liệt kê và phân bổ rõ ràng các khoản chi tiêu dựa trên khoản thu nhập cá nhân để tránh trường hợp bội chi.
Áp dụng quy tắc phân bổ 50/20/30 “kinh điển" trong trường hợp không quá “nhạy bén" với tính toán, bạn có thể tham khảo phương pháp 50/20/30. Với nguyên tắc này, bạn sẽ chia nhỏ tổng thu nhập theo tỷ lệ phần trăm như sau: 50% chi phí thiết yếu (thuê nhà, điện nước, ăn uống, di chuyển…), 20% mục tiêu tài chính (trả nợ, mua nhà, đầu tư, tích lũy dự phòng….) và 30% tiêu dùng cá nhân (giải trí, học tập, mua sắm, xã giao…). Nhưng đây chỉ mới là bước đầu thôi, tuyệt chiêu vẫn còn ở phía sau!
Ghi lại các khoản chi
Lên kế hoạch là một chuyện nhưng đến khi thực chi thì thực tế khác xa với tưởng tượng lắm. Chưa kể vô số những “lời mời gọi” hấp dẫn luôn khiến chúng ta phải lấy thẻ ra và quẹt. Để tránh tình trạng “vung tay quá trán”, hãy tập thói quen ghi chú lại các khoản chi tiêu theo ngày, dù là nhỏ nhất.
Sử dụng sổ tay hoặc các ứng dụng quản lý thu chi để ghi lại từng khoản tiền nhỏ nhất như tiền xăng, cà phê trong ngày. Phân loại chúng cũng là cách để bạn nhận diện mình đang chi tiền nhiều cho việc gì và tiết chế. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng tiền mặt, việc lựa chọn các ví điện tử như Moca trên ứng dụng Grab... cũng sẽ giúp mỗi người theo dõi được dễ dàng hơn những khoản chi trong ngày nhờ tính năng lịch sử giao dịch.
Săn sales, mã giảm giá - lựa chọn thông minh cho hội “chốt đơn" nhưng vẫn muốn tiết kiệm
Với những cao thủ chốt đơn nhưng vẫn muốn tiết kiệm, có hai thứ nhất định không được bỏ lỡ. Một là các ứng dụng công nghệ. Hai là loạt ưu đãi, khuyến mãi hời. Nào là mã freeship, nào là mã mua hàng theo combo, nào là mã giảm giá phần trăm,... tháng nào cũng có. Vừa tiện lợi nhanh chóng, lại còn được tiết kiệm được một khoản kha khá, nhờ vậy mà dù có mạnh tay quẹt ví cũng đỡ thấy “cắn rứt" phần nào.
Nói có sách mách có chứng, cùng là đặt món online, nhưng “hội tranh thủ" cao tay săn deal hời với chương trình “Giữ lửa bếp Việt" của GrabFood. Với chương trình này, khi nhập mã GIULUA, bạn sẽ được miễn phí giao hàng 15.000 đồng cho đơn hàng từ 60.000 đồng, áp dụng mọi hình thức thanh toán; hoặc miễn phí giao hàng 20.000 đồng cho đơn hàng từ 60.000 đồng khi thanh toán bằng thẻ hoặc ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab đến hết 31.10.2021. Nhờ đó, các cao thủ không chỉ tiết kiệm được chi phí, mà còn có thể tranh thủ nổ đơn góp phần ủng hộ các quán “ruột” sớm trở lại với phong độ kinh doanh như xưa nữa đấy.
Có tiền không bằng có khả năng sử dụng tiền. Nhìn từ góc độ tích cực, những khó khăn về tài chính do dịch bệnh gây ra cũng là cơ hội để mọi người thay đổi và quan tâm nhiều hơn đến thói quen chi tiêu của bản thân. Bằng việc lên một ngân sách rõ ràng, theo sát hoạt động chi tiêu cá nhân và tiêu dùng thông minh với các mã ưu đãi, mỗi người sẽ dần hình thành thói quen quản lý tiền bạc, từ đó giữ ngân sách ổn định và đạt các mục tiêu tài chính đề ra.