Mỗi ngày trên internet có hàng triệu thông tin được phát hành. Làm thế nào để phân biệt được tin thật tin giả là một vấn đề được nhiều người quan tâm.
Cùng với sự phát triển của của khoa học công nghệ, tin tức theo hình hình thức kỹ thuật số cũng đã có những bước đột phát mới. Mỗi ngày trên internet có hàng triệu bản tin được phát hành để phục vụ nhu cầu của người đọc.
Thế nhưng cùng với sự phát triển đó, tin giả (tiếng Anh: fake news) cũng chiếm một số lượng rất lớn trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tin giả dù được dùng vào bất cứ mục đích gì cũng luôn gây ra những tác hại không nhỏ đối với người tiếp nhận.
Làm sao để phân biệt tin giả tin thật không chỉ là vấn đề đối với các nhà sản xuất tin uy tin mà còn là mối quan tâm của nhiều người. Một Thế Giới giới thiệu đến bạn đọc một số mẹo nhỏ để phân biệt được tin thật tin giả. Cách xác minh này dựa trên trang tìm kiếm phổ biến nhất là Google.
Nếu gặp một mẩu tin tức nào đó mà bạn nghĩ có thể không chính xác, bạn có thể truy cập vào Google News và kiểm tra xem một tổ chức truyền thông có uy tín nào đó có đưa tin tương tự hay không. Nếu không có thì rất nhiều khả năng đó là thông tin giả.
Google News là nơi kiểm tra chéo thông tin rất hiệu quả, những tin tức xuất hiện tại đây đều được chọn lọc
Đảo ngược tìm kiếm hình ảnh để kiểm tra thông tin
Google có một tính năng được nhúng vào trình duyệt Chrome và Microsoft Edge. Tính này cho phép bạn nhấp chuột phải vào hình ảnh và chọn “Tìm kiếm hình ảnh trên Google”. Tùy chọn này sẽ thực hiện tìm kiếm hình ảnh ngược, kết quả cho ra là những bức ảnh tương tự. Bạn truy cập vào một trong các bức ảnh mà Google vừa tìm ra để đọc thông, tìm hiểu bối cảnh về bức ảnh. Nếu cùng một bức ảnh mà thông tin khác nhau thời gian chụp từ trước hoặc ở một địa điểm không liên quan đến bản tin thì rõ ràng đó tin tức giả mạo.
Nhấp chuột phải vào bức ảnh chọn “Tìm kiếm hình ảnh trên Google” để kiểm tra ngược thông tin về bức ảnh
Kết quả sau khi kiểm tra ngược từ bức ảnh trong bản tin
Nhận biết trang web giả lừa đảo
Một số trang web lừa đảo cố tình thiết kế y hệt và lấy tên gần giống hoặc giống các trang web của những tờ báo có uy tín và đưa thông tin nửa giả nửa thật khiến cho nhiều người nhầm lẫn.
Cách tốt nhất để kiểm tra các trang web này là xem địa chỉ tên miền nó như thế nào. Thông thường tên miền trang web các tờ báo có uy tín rất đơn giản và ngắn gọn, ví dụ motthegioi.vn, thanhnien.vn, nguoidothi.net, vnexpress.net, edition.cnn.com, washingtonpost.com, afp.com...
Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể thực hiện tìm kiếm nhanh trên Google về các trang đã đưa tin, một trong 10 kết quả đầu tiên xuất hiện trên công cụ tìm kiếm sẽ cho bạn địa chỉ chính xác của trang web nguồn.
Trang web giả thường có tên và thiết kế giống trang web thật (hình minh họa)
Youtube là mạng xã hội chia sẻ video, đây cũng là nơi xuất phát nhiều thông tin giả.
Nếu bạn xem trên Youtube tin tức nào đó và nghi ngờ nó không chính xác bạn có thể kiểm tra theo cách sau:
Truy cập vào đường dẫn từ video để tìm kênh gốc của video này. Nếu là kênh có uy tin, Youtube sẽ gắn lên tên kênh một huy hiệu xác thực (dấu tích) tài khoản đã được xác minh. Bạn cũng có thể kiểm tra mô tả của kênh, kích thước của kênh và các liên kết đến các trang truyền thông xã hội của kênh này. Từ đây bạn có thể kiểm tra xem các kênh này có đáng tin hay không.
Fact Check Explorer là một công cụ mạnh mẽ mà Google đã phát triển để kiểm tra xem một trang tin tức đó có đưa tin sai trong một bản tin cụ thể hay không.
Công cụ Google Fact Check Explorer giúp phát hiện tin thật tin giả
Fact Check Explorer là một công cụ do Google phát triển để kiểm tra độ chính xác của một bản tin cụ thể được phát hành trên một trang báo.
Để kiểm tra, bạn có copy một đoạn văn bản trong bản tin mình nghi ngờ làm từ khóa tìm kiếm, sau đó dán vào thanh kiểm tra trên công cụ Fact Check Explorer. Google sử dụng quá trình được gọi là Claim Review (yêu cầu đánh giá) dựa trên thuật toán để đưa ra các bài báo, mẩu tin liên quan nhằm giúp bạn xác thực thông tin của bài báo mình cần. Kết quả có thể là tin tức đó sai, hoặc nửa đúng nữa sai, hoặc tin hoàn toàn chính xác.
Tiểu Vũ