Ngày 18.5, BSCK2 Nguyễn Hà Ngọc Uyên (Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ) cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận trường hợp sản phụ N.T.K.N (27 tuổi, ngụ tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) trong tình trạng sinh con lần 3, thai 41 tuần, ngôi đầu, vỡ ối, cổ tử cung mở 4cm, sa dây rốn.

Mổ cấp cứu “thần tốc” trường hợp sa dây rốn giúp “mẹ tròn con vuông”

VKK | 18/05/2022, 11:47

Ngày 18.5, BSCK2 Nguyễn Hà Ngọc Uyên (Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ) cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận trường hợp sản phụ N.T.K.N (27 tuổi, ngụ tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) trong tình trạng sinh con lần 3, thai 41 tuần, ngôi đầu, vỡ ối, cổ tử cung mở 4cm, sa dây rốn.

Nhận định đây là trường hợp khẩn cấp đối với thai nhi, ê kíp bác sĩ trực đã nhanh chóng giải thích cho người nhà và tiến hành phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp với sự phối hợp của các bác sĩ liên khoa gồm: BSCK2 Nguyễn Hà Ngọc Uyên - Trưởng ê kíp phẫu thuật, BS Nguyễn Minh Hoàng (Khoa Phẫu thuật) và BS Trịnh Viết Trung (Khoa Nhi sơ sinh). Ca phẫu thuật thành công, bé gái với cân nặng 2.760gr chào đời khỏe mạnh, khóc tốt, hiện được chăm sóc tại Khoa Nhi - Sơ sinh.

Sản phụ được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Bình Minh. Khi bác sĩ tại đây phát hiện tình trạng sản phụ mang thai bị sa dây rốn đã gọi điện khẩn cấp đến đường dây nóng của Khoa Cấp cứu Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ. Tại thời điểm trên BSCK2 Nguyễn Hà Ngọc Uyên - Trưởng khoa Cấp cứu đã hướng dẫn trực tiếp qua điện thoại các bác sĩ tuyến dưới cách xử trí, cách đặt sản phụ nằm đúng tư thế để tránh chèn ép dây rốn trên đường chuyển viện đến Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ. Sau ca mổ lấy thai, bé khỏe hồng hào, "mẹ tròn con vuông".

bac-si-khoa-nhi-so-sinh-tham-kham-danh-gia-suc-khoe-con-cua-san-phu-nguyen-thi-t.n-truoc-khi-xuat-vien.jpg
Bác sĩ chăm sóc trẻ sơ sinh -Ảnh: VKK

Theo BS Uyên: “Sa dây rốn là một cấp cứu hàng đầu vì gây suy thai cấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Nếu không cấp cứu kịp thời, có khả năng thai nhi sẽ bị chết trong vòng 30 phút. Sa dây rốn thường gặp ở những sản phụ đa thai, sanh nhiều lần, thai non tháng, ngôi bất thường, đa ối, ối vỡ đột ngột, dây rốn quá dài… Vì vậy, chị em khi mang thai cần đến các cơ sở y tế khám thai định kỳ, nhất là tháng cuối thai kỳ thì nên khám thai mỗi tuần nhằm phát hiện các bất thường, các thai kỳ nguy cơ cao như đa thai, đa ối, thiểu ối, tiểu đường, tiên sản giật, bệnh tim, bệnh phổi…, nếu bị nên nhập viện sớm để được theo dõi sát để xử trí kịp thời, chủ động”. Sản phụ khi thấy vỡ ối (ra nước ướt quần) phải đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ khám nhằm phát hiện tình trạng sa dây rốn (nếu có) để được cấp cứu kịp thời.

Thời gian qua, Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ đã tiếp nhận nhiều trường hợp sa dây rốn, rất may mắn các sản phụ đều được cấp cứu kịp thời. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mổ cấp cứu “thần tốc” trường hợp sa dây rốn giúp “mẹ tròn con vuông”