Khi cơ thể người bị viêm nhiễm, các tế bào đuôi gai tiến tới vị trí bị viêm nhiễm và xác định các “kẻ thù”, rồi tấn công và tiêu diệt chúng. Nói cách khác, các tế bào đó báo động và hệ miễn dịch bắt đầu hành động chống lại bệnh.

Mô phỏng hệ miễn dịch người để chống nguồn mã độc, thư rác

Một Thế Giới | 27/05/2014, 15:00

Khi cơ thể người bị viêm nhiễm, các tế bào đuôi gai tiến tới vị trí bị viêm nhiễm và xác định các “kẻ thù”, rồi tấn công và tiêu diệt chúng. Nói cách khác, các tế bào đó báo động và hệ miễn dịch bắt đầu hành động chống lại bệnh.

Đó chính là hành động bảo vệ hữu hiệu cơ thể khỏi virus, vi trùng. Và xuất phát từ các cơ chế bảo vệ tự nhiên này, các nhà khoa học đã tạo ra hệ miễn dịch nhân tạo phỏng theo phản ứng cấp tế bào của cơ thể đối với bệnh tật, để chống lại các mã độc, thư rác...

Tiến sĩ Uwe  Eiclein, chuyên gia về khoa học máy tính ở Đại học Nottingham, đồng thời cũng là một trong những người chủ chốt xây dựng hệ miễn dịch nhân tạo, giải thích rằng, hệ thích ứng có thể xác định được nguy cơ. Giống như các tế bào của cơ thể người phản ứng lại với stress và viêm nhiễm, lập trình các hệ miễn dịch nhân tạo sẽ chống lại được nguồn mã độc. 
Đây chính là mô hình tiên phong về phỏng sinh học, cho thấy các kết cấu mô phỏng tự nhiên có thể hoạt động hữu hiệu trong các ngành công nghiệp khác nhau. Tuy nhiên cũng có những ý kiến phê phán phỏng sinh học, vì e ngại những hậu quả không lường trước được.

Vũ Ngọc Trâm (theo CNN)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghệ thông tin là ngành luôn ‘khát nhân lực’
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 28.3, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) đã tổ chức hội thảo chia sẻ về xu hướng ngành công nghệ thông tin và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mô phỏng hệ miễn dịch người để chống nguồn mã độc, thư rác