Nhiều người mừng rỡ khi Việt Nam ký được hiệp định TPP, nhưng nếu nghĩ tới nông nghiệp Việt Nam sẽ như thế nào khi TPP có hiệu lực, thì nỗi mừng ấy có thể sẽ nghẹn lại. 

Một điểm sáng của ngành mía đường Việt Nam

Một Thế Giới | 05/12/2015, 09:05

Nhiều người mừng rỡ khi Việt Nam ký được hiệp định TPP, nhưng nếu nghĩ tới nông nghiệp Việt Nam sẽ như thế nào khi TPP có hiệu lực, thì nỗi mừng ấy có thể sẽ nghẹn lại. 

Với AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN), cuối tháng 12 năm nay sẽ có hiệu lực, thì chỉ đơn cử một mặt hàng nông nghiệp là đường mía, với thuế suất 0%, đường Thái Lan sẽ không còn được coi là “đường lậu” nữa, và gần như sẽ “đè bẹp” ngành mía đường Việt Nam, trừ một đơn vị sản xuất mía đường: Công ty CP Đường Quảng Ngãi. Đây là một điểm sáng hiếm hoi, gần như duy nhất trong ngành mía đường Việt Nam có thể tồn tại và phát triển ngay khi AEC có hiệu lực. Vì sao như vậy?

Tổ hợp mía đường An Khê thuộc Công ty Đường Quảng Ngãi hiện có vùng mía rộng 25.000ha và sẽ phát triển lên 40.000ha. Đồng mía là những cánh đồng bạt ngàn liên kết với nhau, rất thuận lợi cho qui trình cơ giới hóa tất cả các khâu sản xuất mía. Hiện Công ty Đường Quảng Ngãi là đơn vị chịu trách nhiệm làm mọi dịch vụ cung ứng, bà con nông dân trồng mía đã thực sự là “ông bà chủ”, họ thuê dịch vụ của Công ty với giá mềm, tới mùa sau khi thu hoạch bán mía cho Công ty Đường Quảng Ngãi họ nhận tiền và lúc ấy mới thanh toán tiền dịch vụ suốt vụ. Đó là mô hình kinh tế “cùng thắng”(win-win) giữa nông dân trồng mía và Công ty Đường Quảng Ngãi. 
Hiện Công ty có gần 200 máy liên hợp đều có công suất lớn (bao gồm máy làm đất, bón phân, trồng, chăm sóc và thu hoạch). Như thế toàn bộ khâu sản xuất mía đều được khép kín bởi máy móc, nông dân không cần phải dùng sức người trong bất cứ công đoạn nào. Hiện tại công suất nhà máy Đường An Khê là 12.000 tấn mía/năm, sẽ mở rộng lên 18.000 tấn mía/năm, bắt đầu vụ sản xuất năm 2017 sẽ chính thức đưa nhà máy nâng cấp mở rộng vào hoạt động. 
Với việc cơ giới hóa đồng bộ như thế, qui trình thu hoạch mía từ đồng mía về đến nhà máy tối đa là 24 giờ, chất lượng mía rất tươi, bảo đảm không bị hụt chữ đường. Đây là qui trình sản xuất mía mà những nước sản xuất mía đường tiên tiến nhất trên thế giới đang áp dụng. Sắp tới, việc kết nối thông tin định vị trực tiếp từ vệ tinh tới các máy liên hợp sẽ được thực hiện, và đây là bước tự động hóa tối ưu cho mọi hoạt động sản xuất trên đồng mía. 
Sản lượng trung bình mỗi mùa mía trên đồng An Khê đã đạt 120 tấn/ha, và chỉ số chất lượng đường trong cây mía (thường gọi là chữ đường) đều đạt tới mức tối đa. Không bao giờ còn chuyện “ăn gian chữ đường” như đã từng xảy ra thời trước. Người nông dân trồng mía hoàn toàn yên tâm với “đầu ra” của cây mía, và thu nhập của họ chỉ có tăng lên qua từng năm, chứ không hề giảm đi, bất chấp giá đường trên thị trường biến động như thế nào. 
Nếu mô hình sản xuất mía đường của Công ty Đường Quảng Ngãi tại An Khê được nhân rộng, ngành mía đường Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội cạnh tranh giá đường với những “đại gia mía đường” trong khu vực và trên thế giới. Nhưng, để có những kết quả như hôm nay, Công ty Đường Quảng Ngãi đã phải chuẩn bị mọi điều kiện từ 5 năm trước-một khoảng thời gian không hề ngắn. Không có cái gì tự nhiên mà thành, bỗng dưng mà được.   

Thanh Thảo

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phát triển đồng bằng sông Hồng: Phải thoát tư duy cũ, chú trọng đổi mới sáng tạo
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Phát triển và cơ cấu lại kinh tế vùng phải dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của vùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một điểm sáng của ngành mía đường Việt Nam