Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển công nghệ có tên EFIRM giúp chẩn đoán sớm loại ung thư phổi tế bào không nhỏ qua nước bọt hoặc máu, nhờ đó có thể cứu sống nhiều sinh mạng.
Theo EurekAlert, các nhà khoa học ở Đại học California, Mỹ, đã phát triển một công nghệ mới có tên EFIRM để chẩn đoán ung thư phổi tế bào không nhỏ (Non Small CellLung Cancer–NSCLC) bằng cách sử dụng nước bọt hoặc máu. Đây là loại ung thư phổimà từ trước đến nay các chuyên gia không thế xác định sớm, và khi đã phát hiện thì phẫu thuât không thu được kết quả tích cực.
Hệ thống mới tương đối rẻ. Nó cho phép phát hiện 2 chỉ dấu đột biến yếu tố tăng trưởng biểu bì - p.L858R và Exon 19del. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy độ chính xác trong phát hiện ung thư là 11 trên 12 trường hợp bị nghi ngờ mắc bệnh.
Ấn phẩm EurekAlert khẳng định: “Công nghệ EFIRM có thể cứu sống hàng ngàn người”.
Các nhà khoa học đã tiến hành một thử nghiệm có 248 người tình nguyện tham gia. Tất cả họ đều có khối u phổi nhất định khi kiểm tra X quang. Công nghệ EFIRM đã phát hiện 23 người có khối u lành tính và 21 người bị ung thư biểu mô tế bào không nhỏ ở giai đoạn đầu.
Hiện nay, các nhà khoa học tiếp tục cải thiện công nghệ để có thể chẩn đoán bệnh tốt hơn.
Vũ Trung Hương