Năm 2021 sẽ lựa chọn các DNNN có quy mô lớn để kiểm toán báo cáo tài chính, việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nuớc...

Năm 2021 sẽ chọn các DNNN có quy mô lớn để kiểm toán

Lam Thanh | 04/12/2020, 16:13

Năm 2021 sẽ lựa chọn các DNNN có quy mô lớn để kiểm toán báo cáo tài chính, việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nuớc...

Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1688/QĐ-KTNN ban hành Kế hoạch kiểm toán (KHKT) năm 2021.

kiem-toan.jpg
Năm 2021 sẽ mở rộng phạm vi kiểm toán

Theo Quyết định, năm 2021, KTNN sẽ tổ chức thực hiện 181 cuộc kiểm toán trên các lĩnh vực, tăng 23 cuộc so với KHKT năm 2020.

Về lĩnh vực ngân sách Nhà nước, ngoài 1 cuộc kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN năm 2020 tại Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, KTNN sẽ thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công 18 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và kiểm toán ngân sách địa phương 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

KTNN tổ chức thực hiện 6 cuộc kiểm toán hoạt động, trong đó tập trung kiểm toán các chủ đề liên quan đến bảo vệ môi trường, xử lý rác thải, chống biến đổi khí hậu và hoạt động tín dụng cho người nghèo, nhà ở xã hội...

KTNN cũng tổ chức thực hiện 26 cuộc kiểm toán chuyên đề, trong đó có: 3 cuộc kiểm toán chuyên đề phạm vi rộng (Việc quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng tại các đô thị giai đoạn 2017 - 2020; Hoạt động quản lý môi trường tại các Ban quản lý khu kinh tế và khu công nghiệp giai đoạn 2017 - 2020; Công tác quản lý thu, việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Bên cạnh đó là một số chuyên đề về việc quản lý, sử dụng vốn ODA; Các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực an sinh - xã hội, phát triển kinh tế vùng; Công tác quản lý nhà nước tại Tổng cục Thuế và các Cục thuế liên quan đến việc hoàn thuế, miễn, giảm, giãn thuế, chống trốn thuế, chuyển giá năm 2020…

Về lĩnh vực đầu tư xây dựng và chương trình, dự án: KTNN thực hiện 35 cuộc kiểm toán dự án đầu tư, trong đó có nhiều dự án lớn, được dư luận quan tâm như: Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020; Dự án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không Quốc tế Long Thành; Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; Dự án giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1)…

KTNN cũng sẽ thực hiện 25 cuộc kiểm toán, gồm: Ngân hàng Nhà nước; 17 tập đoàn, tổng công ty; 4 ngân hàng và 3 doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 50%.

Ở lĩnh vực an ninh, quốc phòng, KTNN thực hiện 13 cuộc kiểm toán, gồm 11 đơn vị dự toán, 2 cuộc kiểm toán doanh nghiệp. Ngoài ra là 3 cuộc kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công năm 2020 (18 tỉnh ủy, thành ủy; Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động; 36 công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và 02 cuộc kiểm toán dự án đầu tư.

Theo Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc, năm 2021 ưu tiên lựa chọn kiểm toán tại các đơn vị quản lý tài chính tổng hợp ở Trung ương và địa phương để đánh giá việc thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý tài chính, ngân sách và đầu tư trong cả giai đoạn 2015-2020; Tăng cường số lượng các cuộc kiểm toán để xác nhận quyết toán NSNN hàng năm của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030.

Cùng với đó, lựa chọn kiểm toán đối với một số chuyên đề kiểm toán có phạm vi rộng, được dư luận xã hội quan tâm để tổ chức thực hiện trong toàn ngành nhằm đánh giá toàn diện việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.

Theo đó, cơ quan kiểm toán sẽ tập trung kiểm toán các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, cơ quan trung ương có quy mô ngân sách lớn, tiềm ẩn rủi ro để xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo quyết toán ngân sách.

KTNN dự kiến lựa chọn kiểm toán một số chuyên đề như chuyên đề hoạt động quản lý môi trường tại các Ban Quản lý các khu kinh tế và khu công nghiệp giai đoạn 2017-2020; Công tác quản lý thu, việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết giai đoạn 2017 – 2020; công tác quản lý Nhà nước tại Tổng cục Thuế và các Cục thuế liên quan đến việc hoàn thuế, miễn, giảm, giãn thuế, chống trốn thuế, chuyển giá…

Kiểm toán cũng sẽ lựa chọn các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước có quy mô lớn để kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nuớc.

Ưu tiên kiểm toán việc thực hiện các Nghị quyết Trung ương, Quốc hội về sắp xếp, cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước; kiến nghị xử lý các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ; đầu tư ngoài ngành, đầu tư ra nước ngoài không hiệu quả…

Ngoài ra, thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN cũng thực hiện đánh giá hoạt động tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng nhằm đánh giá việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, trọng tâm là cải thiện và nâng cao năng lực tài chính; công tác xử lý nợ xấu.

Cùng với đó là việc thực hiện cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí; vay không có tài sản bảo đảm để trả lương cho người lao động... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Bài liên quan
Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội kết quả kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán Nhà nước vừa gửi đến Quốc hội kết quả kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước và 9 tổ chức tài chính, ngân hàng khác.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
11 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2021 sẽ chọn các DNNN có quy mô lớn để kiểm toán