Bằng kỹ thuật làm lạnh để hạ thân nhiệt của bệnh nhân xuống còn 33 độ C, đưa bệnh nhân đi vào trạng thái “ngủ đông” trong vòng 24 giờ liên tục, các bác sĩ đã giúp nam thanh niên bị điện giật ngưng tim, ngưng thở và hôn mê sâu thoát khỏi đời sống thực vật.

Nam thanh niên thoát khỏi đời sống thực vật nhờ phương pháp 'ngủ đông'

06/05/2020, 18:07

Bằng kỹ thuật làm lạnh để hạ thân nhiệt của bệnh nhân xuống còn 33 độ C, đưa bệnh nhân đi vào trạng thái “ngủ đông” trong vòng 24 giờ liên tục, các bác sĩ đã giúp nam thanh niên bị điện giật ngưng tim, ngưng thở và hôn mê sâu thoát khỏi đời sống thực vật.

Bệnh nhân N.V.P. (26 tuổi, ngụ tại huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã hoàn toàn khỏe mạnh nhờ sử dụng phương pháp ngủ đông .

Theo thông tin ban đầu, trong lúc đang thay bóng đèn điện tại nhà, nam thanh niên N.V.P. (26 tuổi, ngụ tại huyện Hóc Môn, TP.HCM) bất ngờ bị điện giật té xuống nền nhà ngưng tim, ngưng thở. Ngay sau đó, người nhà lập tức sơ cứu ép tim tại nhà và đưa bệnh nhân đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP.HCM.

TS.BS Nguyễn Văn Châu - Tổng giám đốc Bệnh viện Đa khoa xuyên Á cho biết, bệnh nhân P. nhập viện trong tình trạng ngưng tim ngưng thở hoàn toàn. Ngay lập tức, bệnh viện này đã kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện, đội ngũ cấp cứu gồm các bác sĩ và điều dưỡng tiến hành hồi sinh tim phổi tích cực cho bệnh nhân. Sau khoảng 20 phút hồi sức liên tục, bệnh nhân có các dấu hiệu sống (có mạch đập lại, có huyết áp và tay chân có phản xạ), tuy nhiên anh vẫn hôn mê do thương tổn não sau ngừng tuần hoàn quá lâu.

Bệnh nhân được nhanh chóng chuyển đến khoa hồi sức tích cực. Tại đây, các bác sĩ nhận định khả năng bệnh nhân bị di chứng như sa sút trí tuệ, hôn mê nằm tại chỗ và sống thực vật.

Trước tình trạng khẩn cấp trên, các bác sĩ ở đây đã quyết định áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt để bảo vệ não cho bệnh nhân. Bệnh nhân được tiến hành hạ thân nhiệt xuống còn 33 độ C (nhiệt độ bình thường của con người là 37 độ C), đi vào trạng thái “ngủ đông” trong vòng 24 giờ liên tục.

“Sau 5 ngày điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân có các dấu hiệu hồi phục sức khỏe ngoạn mục. Đến hôm nay (6.5) bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, tiếp xúc tốt, da niêm hồng, tay chân cử động tốt, ăn uống bình thường và được xuất viện”, bác sĩ Châu cho hay.

Theo bác sĩ Châu, hạ thân nhiệt chủ động là kỹ thuật áp dụng mô hình “ngủ đông”, sử dụng các kỹ thuật làm lạnh để kiểm soát thân nhiệt bệnh nhân một cách chủ động xuống mức 32-36°C, nhiệt độ cơ thể bệnh nhân sẽ xuống dưới ngưỡng sinh lý bình thường. Điều này giúp các bộ phận cơ thể giảm nhu cầu chuyển hóa xuống giống như đi ngủ, tránh được hiện tượng vỡ tế bào, bảo vệ não và các tế bào, giữ được sự sinh tồn.

Hạ thân nhiệt chủ động là chiến lược bảo vệ thần kinh cho thấy hiệu quả cao trong thực tế lâm sàng. Đây là một kỹ thuật cao có nhiều triển vọng bổ trợ hiệu quả cho các phương pháp cấp cứu khác, cứu sống được nhiều bệnh nhân nặng. Hiện nay, phương pháp này đã được đưa vào quy trình cấp cứu hồi sinh bệnh nhân ngưng tuần hoàn và được áp dụng tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nam thanh niên thoát khỏi đời sống thực vật nhờ phương pháp 'ngủ đông'