Nhắc đến Nam Thi là gợi nhớ biết bao kỷ niệm thời thơ ấu, thời cắp sách đi học vỡ lòng rồi tiểu học, hồi đó những mái đầu xanh non, ngơ ngác quá, áo quần thì xốc xếch... Bút lá tre chấm mực, viết vào giấy vở đôi khi lem lút chữ đọc không ra nên bị thầy giáo khiển trách, và cũng đôi khi bị đòn roi nữa..."

Nam Thi ơi - Cháy mãi trong tôi ngôi trường thơ ấu

23/05/2014, 07:06

Nhắc đến Nam Thi là gợi nhớ biết bao kỷ niệm thời thơ ấu, thời cắp sách đi học vỡ lòng rồi tiểu học, hồi đó những mái đầu xanh non, ngơ ngác quá, áo quần thì xốc xếch... Bút lá tre chấm mực, viết vào giấy vở đôi khi lem lút chữ đọc không ra nên bị thầy giáo khiển trách, và cũng đôi khi bị đòn roi nữa..."

Nam Thi, tên một ngôi trường làng. Theo các thầy giáo và các vị cao niên kể lại, trường tiểu học Nam Thi được xây dựng vào năm 1957 trên một nền cũ của một miếu xóm.
Trường Nam Thi do ông Nguyễn Văn Diêu (còn gọi là ông Quỳnh, nhà ở ngay trước cổng trường) làm Trưởng ban xây dựng công trình, trường được cấu trúc tường xây bằng ất lô mái lợp lá dừa nước trên đòn tay bằng cây tre...
Hồi đó trường học như vậy đã thuộc loại cơ bản rồi. Trường có tên Nam Thi là do tên ghép của 2 làng Nam Xuyên và làng Tam Thi ngày đó. Trường được khai giảng vào năm học 1957-1958, ban đầu chỉ có 3 phòng học, mấy năm sau trường đã có đủ 5 phòng học dạy từ lớp Năm đến lớp Nhất (bây giờ gọi là lớp Một đến lớp Năm). Trường tọa lạc tại làng Phú Bông Ngũ thôn thuộc xã Duy Trinh ngày nay.
Các thế hệ học sinh chúng tôi lúc bấy giờ muốn vào học công lập đều phải học trường này hoặc trường tiểu học Thuận An thuộc thôn Đông Yên. Sau năm học 1965-1966 trường không dạy nữa vì điều kiện chiến tranh.
Nhắc đến Nam Thi là gợi nhớ biết bao kỷ niệm thời thơ ấu, thời cắp sách đi học vở lòng rồi tiểu học (bây giờ gọi là mẫu giáo và tiểu học), hồi đó những mái đầu xanh non, ngơ ngác quá, áo quần thì xốc xếch. Mực tím mực xanh bám đầy ở áo quần, đôi khi dính vào mặt mũi, vào tóc tai... Bút lá tre chấm mực, viết vào giấy vở đôi khi lem lút chữ đọc không ra nên bị thầy giáo khiển trách, và cũng đôi khi bị đòn roi nữa...
Các thầy giáo của trường ngày ấy bây giờ cũng đã cao niên lắm, có thầy đã “trở về với cát bụi” rồi như thầy Nguyễn Cang mất cũng khá lâu. Còn cư trú tại quê hương có thầy Ngô Văn Long, nhà thầy ở xóm Xuân Sơn thôn Chiêm Sơn xã Duy Trinh. Tuy tuổi đã hơn 80 rồi nhưng thầy vẫn khỏe mạnh và nhất là thầy còn rất minh mẫn, thầy còn nhớ rõ tên của từng học sinh thuở ấy mà thầy có dạy.
Thỉnh thoảng hoặc vào dịp Tết, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tôi, Thái Văn Dư, Lê Vấn và Hồ Tấn Nhành (ở Sài Gòn về thăm quê) có đến nhà thăm chúc sức khỏe thầy, thầy vui lắm, thầy mừng lắm... Học sinh cũ của trường Nam Thi cũng nhiều người đã ra đi về bên kia cỏi vĩnh hằng, nhiều người đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc và cũng nhiều người đã trưởng thành trong xã hội ở các lĩnh vực. Ta nhớ mãi công ơn và hình ảnh các thầy giáo, các anh chị cùng các bạn học sinh dưới mái trường Nam Thi ngày ấy...
Nam Thi oi - Chay mai trong toi ngoi truong tho au
Ở TP.HCM, các anh chị và các bạn cựu học sinh đang sinh sống ở thành phố hàng năm đều tổ chức họp mặt nhân đầu xuân để gặp gỡ thân mật và ôn lại kỷ niệm cái thưở xa xưa ấy. Rồi động viên nhau trong cuộc sống nơi đất khách quê người, rộn rã nhà xe và khói bụi...
Mọi người gom góp tinh thần lẫn vật chất hướng về quê hương trong đó có mái trường dấu yêu Nam Thi. Năm 2003, nhân chuyến đi công tác ở TP.HCM tôi được anh chị và các bạn mời dự buổi họp mặt tại nhà của một cựu học sinh, tôi đã thấy tất cả tình cảm thầy trò, tình thân ái của các anh chị và các bạn Nam Thi ngày xưa như cha mẹ và con cái trong một gia đình. Thật xúc động khi nghe chị Vũ Hoa ngâm bài thơ Còn lại gì tại buổi họp mặt. Gia đình cựu học sinh Nam Thi ở thành phố chân tình lắm mà! Vừa đồng hương vừa cùng trường và cùng ở với nhau chung trong một thành phố lớn.
Năm 2001, theo nguyện vọng hầu hết những cựu học sinh, cựu học sinh trường tiểu học Nam Thi có tổ chức họp mặt tại nhà của thầy Ngô Văn Long tại quê nhà để chúc thọ thầy 70 tuổi, niềm vui của thầy trò sau nhiều năm có người chưa được gặp thầy, đứa nào cũng có dâu con, cháu nội ngoại rồi mà quá bé nhỏ khi ở bên thầy được thầy ân cần hỏi thăm về sức khỏe và gia đình.
Trường Nam Thi, sau ngày quê hương được giải phóng năm 1975 là một phân hiệu, điểm trường thôn thuộc trường tiểu học Duy Trinh, được chính quyền xã đầu tư tu sửa lại khang trang hơn, là điểm trường thôn và theo yêu cầu của ngành giáo dục thì khuôn viên của trường nhìn tổng quát thấy chưa đủ và chưa đẹp, cựu học sinh Nam Thi ở quê nhà và khắp nơi trên đất nước, nhất là ở TP.HCM đã ủng hộ tạo nguồn vốn để xây dựng tường rào cổng ngỏ, khu hoa viên của trường.
Ngày họp mặt cựu học sinh Nam Thi được tổ chức ngay giữa sân trường dưới bóng các cây phượng đỏ thắm, các thầy giáo cũ đã được mời về dự, lại một lần nữa cựu học sinh có dịp gặp lại các thầy giáo cũ ngay dưới mái trường ngày xưa ấy. Niềm vui làm sao nói hết.
Anh Phạm Phú Tâm, Lê Hoàng và các anh chị ở TP.HCM đã vận động các tổ chức chuyển về trường Nam Thi một số máy vi tính và các đồ dùng dạy học...trao tặng cho nhà trường nhận ngay tại buổi họp mặt. Trường Nam Thi là một điểm trường đã có nhiều đóng góp làm nên các thành tích chung của trường tiểu học Duy Trinh trong các thập kỷ qua...
Mái trường ơi! Trường tiểu học Nam Thi còn đó, cổng trường, mái ngói đã xuống cấp vì trong những năm học gần đây nhà trường không tổ chức dạy học sinh nữa (vì không đủ điều kiện về cơ sở vật chất). Cột cờ đứng trơ giữa sân trường, sân hoa viên cỏ hoang mọc đầy vắt ngọn lên tận mặt ghế đá cùng những lá cây rơi đầy dưới gốc cây bàng, cây phượng... Mỗi khi ngang qua trường thấy chạnh lòng. Lại nhớ nhiều về tuổi ấu thơ dưới mái trường này đã hơn 50 năm.
Duy Trinh là một trong bốn xã điểm xây dựng xã nông thôn mới của huyện Duy Xuyên. Trong chương trình xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2015, Ủy ban nhân dân xã Duy Trinh đã có dự tính sẽ tu sửa trường Nam Thi thành điểm trường mẫu giáo thôn Phú Bông theo quy chuẩn của một trường mẫu giáo bán trú. Khi dự tính đã trở thành hiện thực thì tên Trường tiểu học Nam Thi sẽ không còn nữa. Trường Nam Thi chỉ còn trong ký ức của người dân quê hương.
Tuổi thơ ơi! Mái trường ơi! Kỷ niệm thời thơ ấu chợt ùa về theo cùng niềm vui nỗi buồn trong lòng tôi.
Tuổi thơ ơi...
Đoàn Công Tiến - Ảnh:TL
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Bộ Y tế hướng dẫn tiêm vắc xin phòng ngừa
một giờ trước Thông tin Y học
Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với những biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Ngày 14.5, Bộ Y tế đã nêu hướng dẫn các địa phương và đơn vị tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nam Thi ơi - Cháy mãi trong tôi ngôi trường thơ ấu