Phát hiện trên khóe miệng có một mụn nhỏ nên ông D. đã nặn. Tuy nhiên, vết thương sau đó sưng to lên, có mủ, loét ra và ông D. bị sốt cao. Khi ông D. đến bệnh viện kiểm tra thì bác sĩ phát hiện ông bị viêm mô tế bào trên nền bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Nặn mụn ở khóe miệng, người đàn ông phát hiện bị bệnh tiểu đường

22/05/2020, 13:23

Phát hiện trên khóe miệng có một mụn nhỏ nên ông D. đã nặn. Tuy nhiên, vết thương sau đó sưng to lên, có mủ, loét ra và ông D. bị sốt cao. Khi ông D. đến bệnh viện kiểm tra thì bác sĩ phát hiện ông bị viêm mô tế bào trên nền bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Ông Đ.T.Q.D. (50 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) được phát hiện mắc bệnh tiểu đường sau khi nặn mụn ở khóe miệng - Ảnh: L.A

Bệnh nhân là ông Đ.T.Q.D. (50 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) nhập viện trong tình trạng mặt bên phải sưng phù, vùng miệng sưng tấy, mưng mủ, lở loét, đau nhức nhiều khiến bệnh nhân không ăn được kèm sốt cao.

Ngày 22.5, BS.CK2 Nguyễn Vũ Hoàng, Phó trưởng khoa Lâm sàng 2, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM - người trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân này cho biết, trước đó hơn 1 tuần ông D. có nặn 1 cái mụn nhỏ ở khóe miệng. Sau vài ngày vết thương sưng to lên, có mủ và ông D. bị sốt cao nên người nhà tức tốc đưa đi bệnh viện.

Qua thăm khám và kiểm tra, bác sĩ Hoàng xác định đây một trường hợp bị nhọt diễn tiến nặng gây ra viêm mô tế bào trên nền bệnh đái tháo đường.

“Sau khi tiến hành làm các xét nghiệm thường quy, kết quả cho thấy bệnh nhân bị đái tháo đường type 2. Chính tình trạng đái tháo đường không được kiểm soát đã khiến cho nhọt diễn tiến nặng hơn khi ông D. nặn, bóp nhọt”, bác sĩ Hoàng chia sẻ.

Theo bác sĩ Hoàng, hiện nay một số người có thói quen hay nặn mụn nhưng điều này là không nên vì sẽ làm vết thương nhiễm trùng lan rộng hơn. Trong trường hợp nếu người đó có nền bệnh suy giảm miễn dịch đi kèm như đái tháo đường, suy thận, ung thư… thì rất dễ bị viêm mô tế bào, vi trùng sẽ đi vào trong máu và gây ra nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng.

Bác sĩ Hoàng chia sẻ rằng những trường hợp bị nhọt có thể điều trị tại nhà bằng cách chườm ấm. Theo bác sĩ Hoàng, người bị nhọt có thể dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm có nhiệt độ vừa phải rồi chườm lên vùng bị nhọt 10-15 phút mỗi lần, ngày 3-4 lần cho đến khi nhọt vỡ và tháo mủ. Vết thương sau đó được rửa sạch bằng dung dịch sát trùng và băng lại để hạn chế vi trùng lây lan ra xung quanh.

“Những trường hợp bị nhọt kích thước to, nhiều nhọt xuất hiện cùng lúc, nhọt ở vị trí nguy hiểm như nhọt vùng mặt, nhọt gây đau nhức nhiều cần đến bác sĩ da liễu ngay. Ngoài ra, các trường hợp nhọt kéo dài trên 2 tuần không lành, nhọt đi kèm với sốt hay khi người bệnh có cơ địa suy giảm sức đề kháng như bị bệnh đái tháo đường, suy thận, ung thư, béo phì… hoặc đang dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch như corticosteroid hệ thống, thuốc hóa trị ung thư, thuốc sinh học cũng cần đến các chuyên khoa da liễu để kiểm tra”, bác sĩ Hoàng khuyến cáo.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nặn mụn ở khóe miệng, người đàn ông phát hiện bị bệnh tiểu đường