Tiếp sau nhiều hoạt động trong thời gian gần đây về chiếc áo dài xứ Huế, một cuộc hội thảo cũng đã được diễn ra thu hút nhiều ý kiến đóng góp để xây dựng thương hiệu áo dài Huế.

Nâng tầm thương hiệu cho áo dài xứ Huế, tránh tầm thường hoá

16/03/2019, 19:41

Tiếp sau nhiều hoạt động trong thời gian gần đây về chiếc áo dài xứ Huế, một cuộc hội thảo cũng đã được diễn ra thu hút nhiều ý kiến đóng góp để xây dựng thương hiệu áo dài Huế.

Một số người mẫu trình diễn áo dài tự thiết kế của một hãng thời trang ở phố đi bộ Chu Văn An, TP.Huế vào ngày cuối tuần - Ảnh: Nhật Lam

>> Đưa áo dài Huế về thuở vàng son

Sáng 16.3, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tổ chức hội thảo Phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu áo dài Huế. Cuộc hội thảo có sự tham dự của đại diện Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN), Quỹ hỗ trợ sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) cùng một số nhà nghiên cứu văn hóa – lịch sử, thiết kế thời trang…

Tại hội thảo, phần lớn ý kiến đều tán thành việc Huế cần khẩn trương và chuyên nghiệp trong việc tạo dựng thương hiệu áo dài Huế. Nhấn mạnh thời điểm “vàng” để Huế thực hiện công việc này, Giám đốc Vifotec Lê Đăng Thọ còn khuyến nghị Huế cần thành lập hiệp hội sản xuất kinh doanh áo dài Huế để thực hiện các thủ tục pháp lý cũng như phát triển thương hiệu về lâu dài.

Trình diễn áo dài trước “Bia Quốc học” trong Festival Huế 2018

Theo TS.Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế, phát triển áo dài Huế làm sao tránh “tầm thường hóa” nó. Áo dài nói riêng và lễ phục nói chung phải là những “thượng phẩm” nên cần có chiến lược nâng cao, thể hiện được tính sang trọng, cội nguồn lịch sử, những câu chuyện đẳng sau chiếc áo dài…

Theo ông Hằng, du khách đến Huế có nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm với chiếc áo dài cần được đáp ứng các nhu cầu như tham quan không gian trưng bày, mua sắm - thực hành - trải nghiệm - học nghề ở một trung tâm lễ phục truyền thống Huế đáng tin cậy, kể cả trong thời gian ngắn nhất, với đòi hỏi khắt khe về kiểu dáng, chất liệu... Trung tâm này được cấu thành từ nhiều không gian, tạo thành một tổ hợp đa chức năng, như: lễ tân, bảo tàng, trưng bày, giới thiệu, sản xuất và mua bán sản phẩm…

Xây dựng thương hiệu áo dài xứ Huế cũng như đưa chiếc áo dài “vàng son một thuở” trở lại trong đời sống đương đại, vừa gần gũi vừa tôn vinh những giá trị văn hóa cổ truyền là những động thái được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau trong thời gian gần đây của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Từ các cuộc trình diễn chuyên và bán chuyên nghiệp, đến việc vận động học sinh, nhân viên mặc áo dài đi học, làm việc vào thứ hai hằng tuần. Mới đây là miễn vé vào cửa cho phụ nữ mặc áo dài khi tham quan các điểm di tích ở Huế nhân dịp ngày quốc tế phụ nữ trong 3 ngày 7, 8 và 9.3. Đây đều nằm trong chuỗi các hành động vì sự tồn tại và nâng tầm phát triển của tà áo dài Huế.

Phụ nữ mặc áo dài tham quan di tích Huế miễn vé dịp ngày quốc tế phụ nữ 8.3.2019

Ghi nhận ý kiến các đại biểu, phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ nói rằng tỉnh sẽ nỗ lực trong tiến trình đưa thương hiệu áo dài Huế trở thành một thương hiệu lớn, đặc trưng của xứ Huế.

Bải, ảnh: Nhật Lam

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
36 phút trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nâng tầm thương hiệu cho áo dài xứ Huế, tránh tầm thường hoá