Hiện nay, giá đường của Hoàng Anh Gia Lai chỉ rẻ bằng ¼ giá đường của các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Nếu nhập đường của Hoàng Anh Gia Lai, liệu người tiêu dùng có được hưởng giá rẻ?

Nếu được nhập khẩu đường, bầu Đức sẽ bán rẻ cho người Việt?

Một Thế Giới | 21/03/2015, 13:00

Hiện nay, giá đường của Hoàng Anh Gia Lai chỉ rẻ bằng ¼ giá đường của các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Nếu nhập đường của Hoàng Anh Gia Lai, liệu người tiêu dùng có được hưởng giá rẻ?

Trong câu chuyện về sự phát triển của ngành mía đường và có nên cho phép Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) xuất 50.000 tấn đường về Việt Nam hay không, ông Nguyễn Hải, Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã từng nêu quan điểm: Nếu đường của HAGL tại Lào có giá thành thấp như HAGL công bố thì tiêu thụ ở đâu cũng dễ dàng cần gì phải yêu cầu được đưa về tiêu thụ tại Việt Nam.

Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường cũng tiếp tục truy vấn: “Liệu HAGL có bán đường giá rẻ cho người dân Việt Nam không? Hay là bán theo giá của thị trường Việt Nam?” Đây quả là câu hỏi đang được nhiều người quan tâm.
Có thể thấy, bầu Đức đầu tư vào ngành mía đường tại Lào không phải là sớm, nhưng được xem là khôn ngoan bởi lẽ với sự đầu tư giống, kỹ thuật, chất lượng mía trồng ở Lào cao hơn nhiều so với ở Việt Nam. 
Năm 2012 HAGL đã quyết định đầu tư 100 triệu USD khởi công xây dựng Cụm công nghiệp Mía đường Attapeu. Cụm khu công nghiệp khép kín này đặt ngay nông trường mía bao gồm một máy tinh luyện đường công suất 120 ngàn tấn/năm, một nhà máy nhiệt điện 30 megawatt và một nhà máy sản xuất ethanol.
Trong khi Việt Nam chỉ đạt năng suất 63 tấn mía/ha, thu hồi đường đạt 5,7 tấn đường/ha, còn Thái Lan, một trong những quốc gia đứng đầu về mía đường, đạt 90 tấn mía/ha, thu hồi 11 – 12 tấn đường/ha. Còn riêng HAGL đạt năng suất 130 tấn/ha. 
Việc trồng trọt và sản xuất mía đường tại Lào của HAGL được cơ giới hóa và công nghiệp hóa ở tất cả các khâu, từ đất trồng mía, làm cỏ, bón phân, tưới nước, thu hoạch đến sản xuất, đóng gói thành phẩm. 
Tiết lộ bí quyết dẫn đến thành công với mía đường, bầu Đức cho rằng tất cả nhờ công nghệ. Theo ông Đức chi phí sản xuất ra một tấn mía đường ở Việt Nam tốn khoảng 1 triệu đồng. Riêng chi phí chặt mía, ở Việt Nam tốn khoảng 170 ngàn/tấn mía. Trong khi đó, theo tính toán của HAGL, chi phí này ở Lào chỉ mất khoảng 240 ngàn đồng/1 tấn mía do ông Đức đầu tư hẳn máy chặt mía về phục vụ việc thu hoạch.
Chính vì vậy đã dẫn đến năng suất mía đường của HAGL cao và giá thành mỗi tấn mía thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của ngành. Đây là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của HAGL trong ngành mía đường.
Mặt khác, nếu như HAGL được phép đưa sản phẩm đường về Việt Nam thì sẽ được đánh thuế 0%. Sẵn với lợi thế giá thành rẻ, chất lượng cao cộng với thuế suất 0% thì chắc chắn giá đường mà HAGL bán cho người tiêu dùng sẽ ở mức rất rẻ.
Cũng vì ý thức được điều này nên không phải tự nhiên mà Hiệp hội mía đường lại lên tiếng phản đối việc cho phép HAGL nhập đường về Việt Nam. Bởi hơn hết, muốn tồn tại được trên thị trường thì bắt buộc các doanh nghiệp mía đường phải giảm giá thành và họ sẽ phải giảm lợi ích so với trước kia.

Từ đó có thể nói, việc nhập khẩu đường của HAGL đối với Việt Nam sẽ có nhiều lợi ích vì không chỉ chất lượng mía cao hơn mà còn vì năng suất sản xuất vô cùng lớn, có thể đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của người dân cũng như nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Và quan trọng nhất là người tiêu dùng sẽ được ăn đường với giá rẻ.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
3 giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nếu được nhập khẩu đường, bầu Đức sẽ bán rẻ cho người Việt?