Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư về bảo lãnh điện tử và đang phối hợp với các bộ ngành xử lý vấn đề giao dịch điện tử, chữ ký điện tử cho hoạt động ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước cam kết thúc đẩy vấn đề giao dịch điện tử, chữ ký điện tử

H.Đ | 19/03/2023, 21:00

Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư về bảo lãnh điện tử và đang phối hợp với các bộ ngành xử lý vấn đề giao dịch điện tử, chữ ký điện tử cho hoạt động ngân hàng.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp thường niên 2023 (VBF 2023) tổ chức ngày 19.3, bà Michele Wee, Tổng giám đốc thị trường Việt Nam của ngân hàng Standard Chartered nêu ý kiến rằng kế hoạch chuyển đổi số và cam kết bền vững của Việt Nam cần đến định hướng của Chính phủ và NHNN trong việc xây dựng Chính phủ điện tử và chương trình chuyển đổi số quốc gia...

Để thực hiện những mục tiêu này, Nhóm công tác Ngân hàng khuyến nghị Việt Nam cần lộ trình nhanh chóng để áp dụng năng lượng xanh và khuôn khổ tài chính xanh phù hợp cho các dự án có khả năng vay vốn ngân hàng, như: phát triển các công cụ tài chính chuyển tiếp, chuẩn bị cho báo cáo môi trường – quản trị - xã hội (ESG); bắt đầu chuyển đổi danh mục đầu tư, các yếu tố trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng.

Thay mặt Nhóm công tác Ngân hàng, bà Michele Wee đã đề xuất: "Việc đồng bộ hóa các quy định cũng đặc biệt quan trọng để thúc đẩy toàn diện quá trình số hóa, đòi hỏi sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý để hoàn thiện khung pháp lý quản lý rủi ro liên quan đến an ninh mạng, định danh điện tử, xác thực điện tử, giao dịch điện tử, bảo vệ dữ liệu cá nhân, ưu tiên cho phép thực hiện toàn bộ quy trình định danh eKYC, công nhận chữ ký điện tử/định danh điện tử trong các thủ tục pháp lý và nghĩa vụ lưu trữ dữ liệu cụ thể".

Ông Phạm Tiến Dũng, Phó thống đốc NHNN cho biết, trong tất cả các kiến nghị của Hiệp hội, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, đặc biệt lưu tâm đến các vấn đề chuyển đổi số mà Nhóm công tác Ngân hàng đã nêu. Đây là vấn đề được Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm và chỉ đạo trong suốt thời gian vừa qua.

Theo ông Phạm Tiến Dũng, ngành ngân hàng Việt Nam cũng đang trên "đường cao tốc" so với nhiều lĩnh vực khác trong lĩnh vực chuyển đổi số. Nhiều nghiệp vụ cơ bản đã được số hóa 100%. Các ngân hàng đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML), dữ liệu lớn (Big Data) trong đánh giá, phân loại khách hàng và quyết định giải ngân.

Phó thống đốc cho biết: "NHNN đã ban hành xong Thông tư về bảo lãnh điện tử, và sắp tới đây, Thống đốc chỉ đạo việc cho vay trên môi trường điện tử mà các ngân hàng đang rất quan tâm. Chúng tôi đang phối hợp với các bộ, ngành xử lý vấn đề giao dịch điện tử, chữ ký điện tử cho hoạt động ngân hàng, hy vọng sẽ thu được kết quả tích cực đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống ngân hàng".

Đồng thời, ông Phạm Tiến Dũng cam kết trong thời gian tới NHNN tiếp tục phối hợp chặt chẽ để xử lý các vấn đề liên quan trực tiếp đến ngành ngân hàng và phối hợp với các bộ, ngành xử lý các vấn đề liên quan.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngân hàng Nhà nước cam kết thúc đẩy vấn đề giao dịch điện tử, chữ ký điện tử