“Mặc dù chưa có văn bản nào quy định yêu cầu phải công khai hay phải bảo mật hợp đồng BOT, nhưng hiện nay hầu hết các hợp đồng BOT đều kèm theo một điều khoản bảo mật. Sự bảo mật này đã làm cho cộng đồng, người dân không giám sát được, dẫn đến những bức xúc, bất cập phát sinh”, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW nói.

Nghị quyết mới về BOT đã loại bỏ điều khoản bí mật trong hợp đồng BOT

Trí Lâm | 01/07/2018, 17:38

“Mặc dù chưa có văn bản nào quy định yêu cầu phải công khai hay phải bảo mật hợp đồng BOT, nhưng hiện nay hầu hết các hợp đồng BOT đều kèm theo một điều khoản bảo mật. Sự bảo mật này đã làm cho cộng đồng, người dân không giám sát được, dẫn đến những bức xúc, bất cập phát sinh”, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW nói.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 83/NQ-CP, triển khai thực hiện Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21.10.2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW, Nghị quyết mới ban hành có một số điểm mới đáng chú ý như Chính phủ yêu cầu các dự án đường bộ đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT chỉ áp dụng đối với các tuyến đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện hữu.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu phải thực hiện đấu thầu công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, hạn chế tối đa chỉ định thầu. Nghị quyết chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp nơi có dự án đi qua có trách nhiệm tham vấn ý kiến người dân trong khu vực dự án trước khi triển khai dự án đầu tư.

Nghị quyết yêu cầu hoàn thiện việc rà soát tổng thể về vị trí đặt trạm, chính sách miễn giảm giá tại tất cả các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ và quản lý doanh thu chặt chẽ để có những giải pháp đồng bộ, kịp thời, thống nhất, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng.

Đặc biệt, lần đầu tiên Chính phủ yêu cầu quy định rõ trách nhiệm, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước trong thực hiện quy trình đầu tư, khai thác các dự án giao thông đầu tư theo hợp đồng BOT.

Đáng chú ý, Nghị quyết mới đã loại bỏ điều khoản bí mật trong hợp đồng BOT. Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW, theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì hợp đồng BOT là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng.

Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mặc dù chưa có văn bản nào quy định yêu cầu phải công khai hay phải bảo mật hợp đồng BOT, nhưng hiện nay hầu hết các hợp đồng BOT đều kèm theo một điều khoản bảo mật. Sự bảo mật này đã làm cho cộng đồng, người dân không giám sát được, dẫn đến những bức xúc, bất cập phát sinh.

Do đó, ông Hà cho rằng với nội dung được quy định trong Nghị quyết mới của Chỉnh phủ sẽ góp phần công khai, minh bạch công trình từ khi xây dựng đến lúc vận hành, theo đó, người dân sẽ tin tưởng và đồng tình sử dụng dự án BOT.

“Tôi kỳ vọng rất nhiều vào Nghị quyết này, hy vọng khi triển khai Nghị quyết này có thể đánh giá những mặt được, hạn chế, bất cập, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục hữu hiệu. Nếu trong quá trình triển khai Nghị quyết, phát hiện ra những dự án đặt sai vị trí, thời gian thu phí kéo dài, có lợi ích nhóm, có sai phạm thì cần cương quyết khắc phục, kể cả trường hợp nhà nước phải mua lại trạm thu phí đó”, ông Hà nói.

Bên cạnh đó, Nghị quyết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông vận tải theo hình thức họp đồng BOT, BT nói riêng; đồng thời xử lý kịp thời những tồn tại, yếu kém và kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra khuyết điểm, vi phạm.

Có chế tài xử lý nhà đầu tư và cơ quan quản lý

Nghị quyết này yêu cầu quy định chặt chẽ về tiêu chí lựa chọn dự án để đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT nói riêng và hình thức đầu tư PPP nói chung; bổ sung quy định về tiêu chí để đánh giá năng lực tài chính của nhà đầu tư, nghiên cứu quy định mức vốn chủ sở hữu phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng nhóm dự án, phù hợp với chủ trương huy động nguồn lực xã hội.

Bên cạnh đó, rà soát quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác các công trình theo hợp đồng BOT trong đó tập trung sâu về các dự án giao thông; sửa đổi, rà soát, xây dựng và ban hành định mức, đơn giá và công bố chỉ số giá thị trường phù hợp với điều kiện thực tế, loại bỏ chi phí bất hợp lý của các trạm BOT.

Bổ sung chế tài xử lý đối với các nhà đầu tư chậm quyết toán dự án hoàn thành, chậm thực hiện trách nhiệm công khai, cập nhật lưu lượng phương tiện, doanh thu hoàn vốn, thời gian thu phí sử dụng dịch vụ, quy định trách nhiệm và chế tài xử lý đối với nhà đầu tư trong việc bảo đảm chất lượng công trình trong thời gian vận hành và khi bàn giao cho Nhà nước.

Quy định trách nhiệm (bao gồm cả hình thức xử lý vi phạm) của cơ quan nhà nước trong thực hiện quy trình đầu tư, khai thác các dự án giao thông đầu tư theo hợp đồng BOT;...

Hoàn thiện việc rà soát tổng thể về vị trí đặt trạm, chính sách miễn giảm giá tại tất cả các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ và quản lý doanh thu chặt chẽ để có những giải pháp đồng bộ, kịp thời, thống nhất, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng.

Xây dựng và ban hành tiêu chí thành lập trạm thu phí dịch vụ và nhà điều hành của các dự án nhằm đảm bảo tính kinh tế, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư (trong đó có nghiên cứu, đánh giá sự hợp lý, cơ sở khoa học của quy định khoảng cách giữa 2 trạm), xây dựng mức phí phù hợp, áp dụng công nghệ tiên tiến (thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức tự động không dừng); đảm bảo việc thu phí gắn với đoạn đường thực tế được đầu tư và người dân có quyền lựa chọn giữa việc sử dụng dịch vụ không phải trả phí và dịch vụ phải trả phí.

Xây dựng và ban hành khung tiêu chuẩn chung làm cơ sở thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng, tránh tình trạng độc quyền trong thu phí dịch vụ, giám sát doanh thu của các trạm và bảo đảm tính cạnh tranh, công khai, minh bạch trong hoạt động thu phí. Từ năm 2019, triển khai đồng bộ thu phí dịch vụ không dừng đối với tất cả các tuyến quốc lộ được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT trên cả nước.

Sơn Lam
Bài liên quan
Chế tạo mắt robot góc nhìn 220 độ
Interesting Engineering đưa tin, một nhóm nhà nghiên cứu của Đại học Khoa học - Công nghệ Hồng Kông đã chế tạo mắt robot không thấu kính có góc nhìn cực rộng và khả năng theo dõi chuyển động.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội
9 giờ trước Theo dòng thời sự
Với 475/475 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, thông qua Nghị quyết, Quốc hội đã bầu ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội, làm Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghị quyết mới về BOT đã loại bỏ điều khoản bí mật trong hợp đồng BOT