Sau một nhiệm kỳ phấn đấu đầy nỗ lực, đến nay Đảng bộ, chính quyền và nhân dân H.Ngọc Hiển (Cà Mau) sắp khép lại nhiệm kỳ 2015 – 2020 với những thành tích nổi bật như: kết cấu hạ tầng giao thông khang trang, thông thoáng; kinh tế thủy sản không ngừng phát triển; các dịch vụ du lịch có nhiều bước tiến mới… Hiện địa phương đang hướng đến nhiệm kỳ 2020 – 2025 với nhiều mục tiêu quan trọng.

Ngọc Hiển – huyện cực nam của Tổ quốc bứt phá phát triển

Bài PR theo HĐ huyện Ngọc Hiển (PV Hồ Hùng) | 20/08/2020, 07:10

Sau một nhiệm kỳ phấn đấu đầy nỗ lực, đến nay Đảng bộ, chính quyền và nhân dân H.Ngọc Hiển (Cà Mau) sắp khép lại nhiệm kỳ 2015 – 2020 với những thành tích nổi bật như: kết cấu hạ tầng giao thông khang trang, thông thoáng; kinh tế thủy sản không ngừng phát triển; các dịch vụ du lịch có nhiều bước tiến mới… Hiện địa phương đang hướng đến nhiệm kỳ 2020 – 2025 với nhiều mục tiêu quan trọng.

Phát huy thế mạnh của địa phương để phát triển

Ông Lý Hoàng Tiến, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND H.Ngọc Hiển phấn khởi, nhiệm kỳ qua, H.Ngọc Hiển luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau trong việc chỉ đạo địa phương thúc đẩy phát triển tất cả các lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội. Cùng với đó là sự phối hợp của các sở, ban, ngành cấp tỉnh nên Đảng bộ H.Ngọc Hiển đã tranh thủ những lợi thế vốn có của mình, không ngừng nỗ lực cùng nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thách thức để phấn đấu đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Kết quả, đến cuối nhiệm kỳ 2015 – 2020, H.Ngọc Hiển đã có những bước tiến đầy nỗ lực và tăng trưởng khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết đại hội. Đáng mừng, là đời sống của người dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người của địa phương tăng lên (từ 26,2 triệu đồng/người/năm lên 48,9 triệu đồng/người/năm) đạt 104,7% chỉ tiêu Nghị quyết.

Tôm khô Rạch Gốc - sản phẩm mang thương hiệu của H.Ngọc Hiển - Ảnh: Trần Khải

Chủ tịch UBND H.Ngọc Hiển vui mừng: “Thời gian qua, huyện đã thu hút đầu tư một số ngành, lĩnh vực có thế mạnh của địa phương như, thủy sản, điện gió, điện năng lượng mặt trời. Trong nhiệm kỳ, đã có 11 nhà đầu tư tiếp cận, nghiên cứu để phát triển dự án điện gió, có 9 nhà đầu tư lắp đặt trạm đo gió và 1 nhà đầu tư điện mặt trời. Đồng thời, huyện đã thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ thủy sản, hậu cần nghề cá”.

Ngoài ra, địa phương còn chú trọng đẩy mạnh phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với các mặt hàng được xem là thế mạnh như: tôm khô, tôm sinh thái, bánh phồng tôm, ba khía muối, đũa đước…

Sản phẩm bánh phồng tôm - Ảnh: Trần Khải

Ông Lê Minh Thùy, Chủ tịch UBND xã Tân Ân Tây, cho hay: “Thời gian qua, Huyện ủy, UBND huyện Ngọc Hiển luôn có những chỉ đạo kịp thời, sâu sát trong việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn. Nhờ đó, những sản phẩm hiện có của địa phương như: tôm khô, bánh phồng tôm, mắm tôm…từng bước được các khách hàng khó tính ưa chuộng. Hiện các mặt hàng này đã được đưa vào các siêu thị lớn nên đã có mặt rộng khắp ở mọi miền của đất nước”.

Người dân hăng hái lao động sản xuất - Ảnh: Trần Khải

Nhiệm kỳ qua, H.Ngọc Hiển đã đầu tư xây dựng được 431 công trình với tổng nguồn vốn trên 1.443 tỉ đồng. Địa phương đã xây dựng 491km tuyến đê ngăn triều cường kết hợp với đường giao thông nông thôn (GTNT). Đáng mừng, khi cầu Năm Căn (kết nối 2 huyện là Năm Căn và Ngọc Hiển) và tuyến đường Hồ Chí Minh được đưa vào sử dụng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của H.Ngọc Hiển về mọi mặt.

Người dân Ngọc Hiển mong muốn trong nhiệm kỳ mới, địa phương tiếp tục vươn lên mạnh mẽ - Ảnh: Trần Khải

“Trước đây, khi chưa có cầu Năm Căn, thì điều kiện đi lại của địa phương hết sức khó khăn, khi ấy H.Ngọc Hiển chẳng khác nào là một huyện đảo. Từ đó, địa phương gặp rất nhiều vấn đề trong thu hút đầu tư. Tuy nhiên, từ lúc cầu Năm Căn và tuyến đường Hồ Chí Minh được triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng thì H.Ngọc Hiển như đón được làn gió mới, từng bước thay da đổi thịt và phát triển vươn lên rõ rệt”, người đứng đầu UBND huyện Ngọc Hiển cho biết.

Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của huyện Ngọc Hiển - Ảnh: Trần Khải

Vị Chủ tịch huyện còn thông tin, từ lúc hoàn thành một số công trình trọng điểm tại Mũi Cà Mau như: biểu tượng cột cờ Hà Nội, mốc điểm cuối đường Hồ Chí Minh, đền thờ Lạc Long Quân, tượng Mẹ, biểu tượng cua biển…thì địa phương đã thu hút trên 2,1 triệu lượt khách đến tham quan du lịch (có 7.000 lượt khách nước ngoài) với tổng doanh thu ước trên 1.128 tỉ đồng.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau thăm mô hình nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại H.Ngọc Hiển - Ảnh: Trần Khải

Tập trung phát triển kinh tế gắn với thích ứng biến đổi khí hậu

Theo ông Tiến, tiếp đà lợi thế với những kết quả tích cực mà địa phương đã đạt được trong nhiệm kỳ qua thì trong nhiệm kỳ tới (nhiệm kỳ 2020 – 2025) H.Ngọc Hiển sẽ tiếp tục phát huy những nội lực vốn được xem là thế mạnh để từng bước đưa H.Ngọc Hiển phát triển vươn lên mạnh mẽ.

Kinh tế biển góp phần mang lại cuộc sống ổn định cho người dân - Ảnh: Trần Khải

“Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đảng bộ H.Ngọc Hiển đã đặt ra 10 chỉ tiêu chủ yếu để phấn đấu trong nhiệm kỳ tới phải đạt và vượt. Trong đó, tập trung chủ yếu là thu hút vốn đầu tư, thu nhập đầu người, kinh tế thủy sản, thu ngân sách, xây dựng xã nông thôn mới, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế và giải quyết tốt việc làm cho người lao động qua đào tạo…. Để đạt được những chỉ tiêu đó thì địa phương phải nhất quán về quan điểm chỉ đạo của tập thể để triển khai đồng nhất và mang lại hiệu quả cao”, ông Tiến nói.

Đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn xã Tân Ân Tây, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển - Ảnh: Trần Khải

Theo vị Chủ tịch H.Ngọc Hiển, Đảng bộ địa phương phấn đấu đến năm 2025, tổng giá trị sản xuất đạt được là 16.950 tỉ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm là 10,8%. Huyện sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngư – lâm – nông nghiệp chiếm 51,6%, công nghiệp – xây dựng là 19,5% và dịch vụ là 28,9% để phù hợp với điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của địa phương.

H.Ngọc Hiển nỗ lực phát triển hạ tầng giao thông - Ảnh: Trần Khải

Song song đó, địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, tập trung phát triển mạnh nuôi tôm sinh thái, ưu tiên xây dựng mô hình tôm – rừng và chuyển mạnh từ nuôi tôm quảng canh sang quảng canh cải tiến kết hợp với nuôi các loài thủy sản có giá trị. Tổ chức sản xuất gắn với liên kết chuỗi, xây dựng thương hiệu gắn với thị trường tiêu thụ. Đồng thời, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả và chú trọng phát triển mô hình nuôi nhuyễn thể, nuôi lồng, bè trên sông, biển…đặc biệt là duy trì diện tích, tỷ lệ che phủ rừng để phát triển nuôi tôm sinh thái kết hợp nuôi nhiều loài thủy sản dưới tán rừng.

Cá chét ướp, sản phẩm đặc trưng của H.Ngọc Hiển - Ảnh: Trần Khải

Ông Tiến nhấn mạnh: “Trong thời gian tới, địa phương tiếp tục thực hiện tốt chương trình phối hợp trong và ngoài nước về bảo tồn đa dạng sinh học. Cùng với đó là xây dựng hạ tầng kỹ thuật thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng để tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững”.

Những cây cầu nối nhịp bờ sông, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương khởi sắc - Ảnh: Trần Khải

Một nhiệm kỳ đã khép lại, một trang sử mới của H.Ngọc Hiển lại mở ra, kèm theo đó là những thành tựu nỗi bật mà địa phương đạt được trong thời gian qua. Để có được những thành tựu ấy, chính là nhờ những đóng góp to lớn của cả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương. Trong đó, tiêu biểu là những cán bộ, lãnh đạo huyện đầy tâm huyết, luôn sâu sát với nhân dân địa phương – những người luôn “đứng mũi chịu sào” để chèo lái con tàu địa phương cập bến với niềm tin và khát vọng rực cháy. Nhờ đó, H.Ngọc Hiển có cơ hội chuyển mình, bức phá để vươn lên mạnh mẽ, góp phần cùng tỉnh Cà Mau phấn đấu thành tỉnh trọng điểm của vùng ĐBSCL trong thời gian tới.

Trần Khải

Bài liên quan
Gần 9.000ha rừng ở Cà Mau cảnh báo cháy cấp cực kỳ nguy hiểm
Nắng hạn gay gắt khiến cho gần 9.000ha rừng tràm U Minh Hạ được cảnh báo cháy cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngọc Hiển – huyện cực nam của Tổ quốc bứt phá phát triển