Cha Eun-woo, Dahyun (Twice) và Minji ( NewJeans) đều là thần tượng K-pop được săn đón nhất hiện nay. Ngoài ra, giữa họ và nhiều cái tên quen thuộc khác trong giới giải trí Hàn Quốc còn có một điểm chung nữa, đó là tốt nghiệp trường trung học nghệ thuật Hanlim.
Văn hóa

Ngôi trường mà nhiều thần tượng K-pop từng theo học

Cẩm Bình 30/10/2024 21:10

Cha Eun-woo, Dahyun (Twice) và Minji ( NewJeans) đều là thần tượng K-pop được săn đón nhất hiện nay. Ngoài ra, giữa họ và nhiều cái tên quen thuộc khác trong giới giải trí Hàn Quốc còn có một điểm chung nữa, đó là tốt nghiệp trường trung học nghệ thuật Hanlim.

Trường trung học nghệ thuật Hanlim được cho là cơ sở đào tạo ra nhiều nghệ sĩ K-pop và người nổi tiếng nhất tại Hàn Quốc. Đúng như tên gọi, ngôi trường này chuyên về nghệ thuật với 6 khoa: giải trí, nhạc kịch, vũ đạo, âm nhạc, người mẫu thời trang và làm phim. Học sinh được dạy sáng tác nhạc, lý thuyết âm nhạc, kỹ thuật múa, trình diễn thời trang...

Trong lứa học sinh đang theo học có hai nhân vật nổi bật là Kim Seung-mo (18 tuổi) nghệ danh Seungmo - thành viên trẻ nhất của nhóm nhạc nam AMPERS&ONE, Park Bo-eun (16 tuổi) nghệ danh Boen - giọng ca chính của nhóm nhạc nữ CLASS.

Hai nhóm ngày càng nổi tiếng, thậm chí AMPERS&ONE còn được đề cử hạng mục Nam nghệ sĩ mới xuất sắc nhất của lễ trao giải MAMA 2024.

2024-10-30-205514.png

Tại sao lại chọn trường trung học nghệ thuật Hanlim?

Seungmo cho biết: “Em nghĩ theo học trường trung học nghệ thuật sẽ có lợi cho sự nghiệp của em trong ngành giải trí hơn là trường trung học thông thường. Nhiều người nổi tiếng từng học tại Hanlim, và em có thể tách biệt việc học với công việc chính của mình hiệu quả hơn bằng cách cân bằng sự nghiệp thần tượng của bản thân”.

“Em bắt đầu học diễn xuất ở năm đầu trung học trong lúc vẫn được đào tạo ca hát và vũ đạo tại công ty quản lý. Em chọn khoa giải trí vì muốn trở nên đa tài - yếu tố quan trọng trong ngành giải trí”, Seungmo chia sẻ thêm.

Với Boeunm, ý muốn tập trung cho sự nghiệp chính dẫn đến quyết định theo học tại Hanlim: “Ngôi trường này nổi tiếng trong số các trường trung học nghệ thuật nên em xin vào đây để học nhiều môn liên quan đến chuyên ngành của mình (âm nhạc). Em có lần trình diễn đầu tiên trước công chúng mà không cần thời gian đào tạo dài. Nhưng nhằm củng cố nền tảng của mình nên em đăng ký vào Hanlim. Sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành rất có ích cho em”.

Một ngày học bình thường có đủ các môn chuyên biệt theo từng khoa, tập trung cả lý thuyết lẫn thực hành. Sau giờ học, học sinh tham gia thêm vài lớp tự chọn hoặc chuẩn bị cho công việc của bản thân.

2024-10-30-205535.png

Cân bằng sự nghiệp với việc học

Thần tượng phải sáng tác nhạc, chuẩn bị tham gia vô số chương trình, và khi đến trường họ phải học tập và làm bài tập về nhà. Liệu có thể hoàn thành tốt cả hai vai trò hay không? Với lịch trình như vậy Seungmo và Boeun có được cơ hội trải qua thời niên thiếu quý giá không?

Seungmo chia sẻ: “Lịch trình của em khá dày đặc với nhiều buổi ghi hình cùng buổi học. Nhưng khi không phải làm việc gấp rút cho một dự án nào thì công ty quản lý sẽ đảm bảo em được rảnh rỗi vào cuối tuần”.

Boeun cũng giống vậy. Vì trường tập trung nhiều vào thực hành nên nữ ca sĩ lo lắng sẽ bỏ bê việc học. Cô cho biết: “May mắn là trong thời khóa biểu còn có lớp lý thuyết để đảm bảo học sinh được dạy dỗ toàn diện. Mặc dù không có nhiều thời gian rảnh rỗi như học sinh thông thường, nhưng em vẫn được tận hưởng chút khoảnh khắc nghỉ ngơi lúc không phải làm việc”.

Xung đột giữa việc học với trách nhiệm nghề nghiệp là không thể tránh khỏi. Các nhóm nhạc K-pop nổi tiếng thường phải lưu diễn khắp nơi trên thế giới suốt nhiều tuần liền. Hanlim giải quyết vấn đề này ra sao?

Theo Seungmo: “Vì là trường trung học nghệ thuật nên họ rất ủng hộ học sinh bước chân vào ngành giải trí cũng như đảm bảo cơ hội tham gia hoạt động trong khi theo học. Nếu có phần nào bị bỏ lỡ thì giáo viên sẽ tăng cường kèm cặp để chúng em bắt kịp. Do đó em nghĩ bản thân đủ sức theo kịp việc học”. Boeun cũng chia sẻ tương tự.

Đại diện trường Kim Jinny cho biết họ có quy định học sinh không được phép nghỉ quá 63 ngày mỗi năm. Tuy nhiên trường phân loại hoạt động nghề nghiệp của học sinh vào “hoạt động trải nghiệm” hay “hoạt động sáng tạo”, xem chúng như một phần của chương trình học. Mặc dù vậy học sinh bắt buộc phải tham gia thi cử.

Quan tâm đến sức khỏe tâm thần

Hanlim cũng rất quan tâm đến sức khỏe tâm thần của học sinh. Bà Kim cho biết trường có một số chương trình hỗ trợ tâm lý do đơn vị như Cơ quan Sáng tạo nội dung Hàn Quốc hay Hiệp hội Quản lý giải trí Hàn Quốc tổ chức. Cả giáo viên lẫn học sinh được chỉ dẫn cách giải quyết hàng loạt vấn đề phát sinh trong công ty quản lý hay giữa công ty quản lý với nghệ sĩ. Nếu học sinh cảm thấy không thoải mái hoặc đang gặp khó khăn về tâm lý, các trưởng khoa sẽ liên tục tư vấn cho họ. Nếu cần thì trường sẽ liên hệ với công ty quản lý của thần tượng.

Trường còn tích cực giới thiệu công nghệ và phát triển mới nhất trong ngành giải trí đến người học. Chẳng hạn khoa làm phim ra mắt chuyên ngành sáng tạo nội dung (trường đầu tiên ở Hàn Quốc có ngành này). Khoa âm nhạc cung cấp khóa học dùng trí tuệ nhân tạo (AI) sáng tác nhạc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngôi trường mà nhiều thần tượng K-pop từng theo học