Jimmy Mendoza, 23 tuổi, đã bật khóc khi kể về quá trình thay đổi bản thân từ một người chuyển giới thành một người đồng tính để có thể được bố mình chấp nhận. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của anh, người bố vẫn không chấp nhận con người thật của con mình..

Người chuyển giới thay đổi thành người đồng tính để làm hài lòng bố

Một Thế Giới | 07/06/2015, 05:00

Jimmy Mendoza, 23 tuổi, đã bật khóc khi kể về quá trình thay đổi bản thân từ một người chuyển giới thành một người đồng tính để có thể được bố mình chấp nhận. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của anh, người bố vẫn không chấp nhận con người thật của con mình..

"Tôi đã làm mọi thứ để thay đổi bản thân mình, nhưng bố tôi vẫn đánh đập tôi. Mặc dù tôi đã là người lớn, nhưng ông vẫn cứ đánh tôi", Mendoza chia sẻ câu chuyện của mình trong một buổi họp mặt cộng đồng LGBT tại Quezon, Phillipines. Cô là một người chuyển giới, sinh ra với thân hình nam nhưng xác nhận mình là nữ. Mendoza là một trong hàng triệu người LGBT trên thế giới hiện đang còn phải đối mắt với vấn nạn kỳ thị.
Buổi họp mặt vốn được tổ chức với mục đích hội ý về sắc lệnh chống kỳ thị hiện đang còn bị treo lơ lửng bởi Quốc hội nước này. Nếu sắc lệnh này được thông qua, nó sẽ mang đến sự bảo vệ cho cộng đồng LGBT trên khắp Philippines và loại bỏ tình trạng kỳ thị dựa trên xu hướng tính dục cũng như bản dạng giới.
Ging Cristobal, điều phối viên của chiến dịch International Gay and Lesbian Human Rights Commission (IGLHRC), cho biết buổi họp mặt đã giúp các cá nhân đồng tính và chuyển giới chia sẻ trải nghiệm của riêng mình rồi từ đó nhận ra tầm quan trọng và bức thiết của vấn đề.
"Sắc lệnh chống lỳ thị phản ánh nhu cầu của xã hội và cho mọi người thấy được việc kỳ thị người LGBT là sai trái và phải chấm dứt ngay", Cristobal nhấn mạnh.
LGBT, ky thi dong tinh
 Lễ diễu hành tự hào đồng tính tại Phillipines năm 2013
Cristobal cũng nói rằng nguyên nhân của tình trạng kỳ thị và thiếu cảm thông đối với người đồng tính bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết và thông tin. Tuy nhiên, Cristobal cũng cho rằng người LGBT cũng có một phần lỗi vì đã tạo cơ hội cho người khác kỳ thị mình.
"Bạn giành lại quyền của mình nhưng nếu bạn không tin rằng bạn là con người với đầy đủ quyền lợi, tất cả mọi nỗ lực của chúng tôi cũng hóa vô dụng mà thôi", Cristobal nói.
Tại Philippines hiện này, chỉ có khoảng 10% người dân sống tại các thành phố lớn có các quy định cấm kỳ thị. Còn tại những khu vực khác, thái độ đối với người LGBT vẫn còn rất lạc hậu.
Theo các nhà tổ chức buổi họp mặt thì việc các nạn nhân kỳ thị kể lại câu chuyện của mình là rất cần thiết.
"Sẽ không ai biết đến chuyện của chúng ta, đến bản chất của chúng ta, đến sự tồn tại không biên giới của chúng ta ngoài bản thân chúng ta. Và khi chúng ta kể câu chuyện của mình, mọi người sẽ biết sự thật về chúng ta", người đứng đầu Gender Proud - Geena Rocero nói.
Gender Proud hiện đang hợp tác với Hiệp hội người Chuyến giới Philippines (Association of Transgender People in the Philippines - ATP) nhằm nâng cao hiểu biết của mọi người về Sắc lệnh Chống Kỳ thị.
Trong hơn 16 năm qua, các nhà vận động quyền đã không ngừng yêu cầu Quốc hội thông qua các biện pháp chống kỳ thị. Hiện đang có hai kiến nghị tại Quốc hội nước này: Đầu tiên là về xu hướng tính dục, bản dạng giới và thứ hai là về sắc lệnh chồng kỳ thị, trong đó bao gồm cả đối tượng người tàn tật, người thiểu số, người già và các đối tượng dễ bị cách ly khác. 
Cristobal nói rằng Hội đồng Hạ viện về phụ nữ đã thông qua kiến nghị đầu tiên nhưng hiện vẫn chưa có được sự đồng ý của phía Thượng nghị viện. Còn kiến nghị thứ hai vẫn chưa được chú ý.
Toàn Tăng (Theo Rappler)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Lập những kỳ tích ‘Điện Biên Phủ mới’ trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc
25 phút trước Theo dòng thời sự
Thời gian tới, Thủ tướng cho rằng cần phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới" trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người chuyển giới thay đổi thành người đồng tính để làm hài lòng bố