Chiều 27.3, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) phối hợp với Tổ chức Sáng kiến Việt Nam tổ chức lễ công bố báo cáo thí điểm đánh giá chỉ số hài lòng của người bệnh về chất lượng dịch vụ khám-chữa bệnh tại một số bệnh viện ở góc nhìn người bệnh.

Người dân chê bệnh viện còn quá bẩn, mất vệ sinh

Hải Yến | 28/03/2018, 17:57

Chiều 27.3, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) phối hợp với Tổ chức Sáng kiến Việt Nam tổ chức lễ công bố báo cáo thí điểm đánh giá chỉ số hài lòng của người bệnh về chất lượng dịch vụ khám-chữa bệnh tại một số bệnh viện ở góc nhìn người bệnh.

Vấn đề nhà vệ sinh bệnh viện đượchầu hết người dân quan tâm khi đi khám-chữa bệnh, đặc biệt khi Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện ưu tiên số 1cho phong trào vệ sinh bệnh viện.

Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho hay đa số người dân khi đến các bệnh viện để khám-chữa bệnh đều hài lòng với các dịch vụ nơi đây, tuy nhiên về vấn đề nhà vệ sinh ở các bệnh viện chưa nhận được sự hài lòng từ người dân.

"Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ là nơi cần được phục vụ người bệnh nhất thì lại là nơi kém hài lòng nhất. Kết quả cho thấy, chỉ số hài lòng của người bệnh trung bình đạt 3,98, tương đương 79,6% so với kỳ vọng, tuy nhiên cũng chính con số đó chưa hài lòng với dịch vụ vệ sinh tại các bệnh viện".

Chia sẻ với về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thành (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết ởđộ tuổi gần 60 tuổi như bà thường xuyên phải vào viện, tuy nhiên tình trạng nhà vệ sinh xuống cấp, hôi hám là chuyện khá phổ biến ở nhiều bệnh viện mà gia đình bà đã từng gặp khi khám-chữa bệnh. "Các bệnh viện, theo tôi được biết hiện nay,đa số đều tự chủ tài chính, bệnh viện nào cũng cần phải quan tâm tới người bệnh để nâng cấp các dịch vụ, nhưng hầu như tôi thấy các bệnh viện không chú ý tới vệ sinh của chính các bệnh viện, điều này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người khám, chữa bệnh khi tới đây. Thậm chí có nhiều người còn nhịn tiểu, nín thở khi đi vệ sinh tại các bệnh viện".

Hiện tạicó các nhà vệ sinh dolượng người sử dụng nhiều nênthường bị đọng nước trên sàn, các vòi nước hư hỏng, chưa được sửa chữa, đặc biệt mùi hôi vẫn còn nồng nặc khi tới phòng vệ sinh khiến nhiều người khó chịu. Nhà vệ sinh không sạch sẽ thì lại là nơi ẩn chứa nhiều mầm bệnh độc hại.

Tình trạng nhà vệ sinh xuống cấp, hôi hám là chuyện khá phổ biến ở nhiều bệnh viện hiện nay. Từ khi phải thực hiện tự chủ tài chính, bệnh viện nào cũng quan tâm đến việc nâng cấp dịch vụ, nhưng dường như ít nơi nào quan tâm đến việc nâng cấp nhà vệ sinh.

Thực tế Bộ Y tế đã liên tục chỉ đạo công tác dọn dẹp vệ sinh hằng ngày tại các bệnh viện lớn. Ngành y tế đã phát động phongtrào bệnh viện vệ sinh với các nội dung cơ bản như tăng cường tuân thủ vệ sinh tay; tăng cường cải tạo, xây dựng nhà tắm, nhà vệ sinh để bảo đảm người bệnh được chăm sóc an toàn, tiện nghi thoải mái khi tới khám và điều trị tại bệnh viện.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương - Đại diện tổ chức sáng kiến Việt Nam (Đại học Indiana, Mỹ) cho biết theo kết quả khảo sát công khai tại các bệnh viện ở tuyến tỉnh và tuyến huyện thì có 16 bệnh viện được xếp hạng với chỉ số hài lòng từ 3,87 – 4,3 điểm, trong đó có Bệnh việnĐống Đa (Hà Nội), Bệnh viện đa khoa các tỉnh Nam Định, Quảng Ninh, Quảng Trị, Hà Giang, Bình Định...,8 bệnh viện thuộc nhóm xếp hạng khá với điểm số từ 3,51 – 3,3,83, trong đó có Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM, Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM), Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi..., 2bệnh viện thuộc nhóm xếp hạng trung bình là Bệnh viện Phổi Bắc Giang và Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết việc công khai các chỉ số làm hài lòng người bệnh tại các bệnh viện sẽ giúp các bệnh viện tăng cường minh bạch về chất lượng dịch vụ của mình; tăng cường công tác giám sát của người dân và cơ quan quản lý nhà nước đối với dịch vụ y tế công, đặc biệt khi Chính phủ đang chủ trương đẩy mạnh xã hội hóadịch vụ công, gia tăng quyền tự chủ cho các bệnh viện, tăng giá các dịch vụ y tế theo lộ trình hướng đến "tính đúng, tính đủ" theo giá trị vào năm 2020.

“Lắng nghe phản hồi của người sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe để cải thiện chất lượng dịch vụ y tế là cách tiếp cận phù hợp với xu thế của thời đại và chủ trương xây dựng chính phủ kiến tạo, hành động, phục vụ, liêm chính ở Việt Nam. Bộ Y tế đã là một trong những bộ tiên phong xây dựng và thể chế hóa hệ thống đánh giá chất lượng bệnh việnnói chung, thu nhận phản hồi từ người dân sử dụng dịch vụ khám-chữa bệnh nói riêng trong những năm gần đây theo triết lý của quản trị hiện đại”- Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phương án tổ chức thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024
1 giờ trước Giáo dục
Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người dân chê bệnh viện còn quá bẩn, mất vệ sinh