Sáng 24.2, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết, vừa cứu sống một bệnh nhân cùng lúc bị hai bệnh lý cấp cứu rất nặng: xuất huyết tiêu hóa dưới và nhồi máu cơ tim cấp.

Người đàn ông cùng lúc bị xuất huyết tiêu hóa và nhồi máu cơ tim cấp

24/02/2020, 15:11

Sáng 24.2, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết, vừa cứu sống một bệnh nhân cùng lúc bị hai bệnh lý cấp cứu rất nặng: xuất huyết tiêu hóa dưới và nhồi máu cơ tim cấp.

Bệnh nhân đã ổn định, chuẩn bị được xuất viện - Ảnh: Phong Phạm

Bệnh nhân là ông Nguyễn Văn V. (65 tuổi, ngụ H.Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang), nhập viện chiều 19.2 vì đi tiêu ra máu đỏ bầm hai lần. Bệnh nhân từng bị tăng huyết áp, hút thuốc lá, có cơn đau thắt ngực khi gắng sức nhưng không khám và điều trị.

Bệnh nhân được điều trị và theo dõi sát tình trạng xuất huyết tiêu hóa và lên kế hoạch nội soi tìm nguyên nhân. Sáng 20.2, bệnh nhân tỉnh, đột ngột tiêu máu đỏ tươi khá nhiều kèm đau ngực trái. Bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm cấp cứu đo điện tâm đồ, men tim, siêu âm tim.

Xác định đây là trường hợp bệnh nặng, phức tạp nên các bác sĩ tiến hành hội chẩn nhiều chuyên khoa. Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên - Xuất huyết tiêu hóa dưới đang tiến triển. Bệnh nhân tiêu máu đỏ tươi nên nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa là từ trực tràng và nội soi trực tràng tương đối an toàn đối với bệnh nhân này.

Việc sử dụng thuốc kháng đông hay kháng tiểu cầu kép khi điều trị nhồi máu cơ tim có nguy cơ làm nặng thêm tình trạng xuất huyết. Hơn nữa, nếu bệnh nhân sau can thiệp nếu tình trạng xuất huyết tiêu hóa tiến triển bệnh nhân không dùng được thuốc kháng kết tập tiểu cầu kép, bệnh nhân có nguy cơ tắc stent mạch vành với khả năng tử vong rất cao. Do đó lựa chọn tối ưu là tìm và giải quyết nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa dưới trước.

Và các bác sĩ phát hiện trực tràng của bệnh nhân có nhú mạch máu to đang chảy và dùng 2 clip kẹp cầm máu. Sau đó, tình trạng xuất huyết tiêu hóa ổn định. Và ba giờ sau, êkíp can thiệp san thương động mạch vành phải bằng nong bóng và đặt stent. Thời gian can thiệp là 30 phút.

Sáng 24.2, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, niêm hồng, không có tình trạng xuất huyết tiêu hóa tái phát, hết đau ngực và tiếp tục điều trị tại khoa Tim mạch can thiệp. Dự kiến bệnh nhân sẽ ra viện trong vài ngày tới.

BS.CK2 Phạm Thanh Phong - Phó giám đốc chuyên môn - Giám đốc Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ), cho biết: “Xuất huyết tiêu hóa và nhồi máu cơ tim là hai bệnh thường gặp trên thực tế lâm sàng. Đa phần hai bệnh này không xảy ra cùng lúc, nếu có thì đa số gặp trường hợp xuất huyết tiêu hóa là biến chứng của việc sử dụng thuốc trong điều trị nhồi máu cơ tim.

Tuy nhiên, việc bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa dẫn đến nhồi máu cơ tim là một bệnh cảnh hiếm gặp, đòi hỏi người bác sĩ phải đánh giá và xử trí vô cùng thận trọng. Việc chẩn đoán nhồi máu cơ tim do xuất huyết tiêu hóa vẫn còn nhiều khó khăn. Đa phần các dấu hiệu gợi ý nhồi máu cơ tim bị che lấp bởi các triệu chứng ồ ạt của xuất huyết tiêu hóa. Dẫn đến dễ bị bỏ sót chẩn đoán quan trọng là nhồi máu cơ tim”.

Điều trị đồng thời cả xuất huyết tiêu hóa và nhồi máu cơ tim là một thách thức cho người bác sĩ khi các biện pháp điều trị của bệnh này có thể xem là chống chỉ định của bệnh kia. Việc sử dụng tiêu sợi huyết, kháng đông hay kháng tiểu cầu kép khi điều trị nhồi máu cơ tim có nguy cơ làm nặng thêm tình trạng xuất huyết.

Việc bù dịch nhanh và nhiều, sử dụng thuốc co mạch hay nội soi tiêu hóa cũng có thể làm xấu hơn tình trạng nhồi máu cơ tim của bệnh nhân. Điều này đòi hỏi người bác sĩ điều trị phải nắm rõ tình trạng bệnh nhân, tinh chỉnh thật khéo léo các phương pháp điều trị, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Bệnh mạch vành là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Vì vậy, việc nhận biết sớm bệnh mạch vành để phòng ngừa và kịp thời điều trị khi mắc bệnh là hết sức cần thiết để hạn chế các biến chứng xấu có thể xảy ra.

Những người có tiền sử bị các bệnh như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu; hoặc người hút thuốc lá lâu năm, béo phì, người mà trong gia đình có người trực hệ (bố mẹ, anh chị em ruột) mắc bệnh mạch vành... là những người có nguy cơ cao cần được tầm soát bệnh mạch vành để phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm.

Phong Phạm

Bài liên quan
Cứu sống 2 bệnh nhân bị bệnh hiếm gặp chồi bướu thận xâm lấn đường dẫn máu về tim
Cả hai bệnh nhân có chồi bướu chít hẹp tĩnh mạch chủ cản trở máu về tim. Các bác sĩ đánh giá bệnh nhân khó có khả năng sống sót qua 2 tuần.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người đàn ông cùng lúc bị xuất huyết tiêu hóa và nhồi máu cơ tim cấp