Nhiều người dân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã lên tiếng trách móc ngành điện lực tỉnh này vì có tới hàng chục, thậm chí hàng trăm cây cột điện bị gió bão quật ngã, đổ vào nhà dân gây hư hại nhiều tài sản. Từ đó trong dư luận nổi lên sự nghi ngại về chất lượng của những cột điện bị đổ ngã.
Tại khu vực làng Cổ Bưu, phường Hương An, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên -Huế, chỉ khoảng 1 km dọc đường Cao Văn Khánhđã ghi nhận tới hơn 10 cột điện thiết kế kiểu ly tâm dự ứng lực gãy ngã, có nhiều cột còn kéo dây điện sà xuống đất.
Khi được hỏi đến, người dân nơi đây đã bày tỏ sự bức xúc đối với ngành điện lực. Họ khẳng địnhsố trụ điện nằm dọc 2 bên đường ngã từ ngày 18.9, tức thời điểmbão số 5 đổ bộ. Toàn bộ những cây cột điện ngã nằm dọc đường đều do gió bão quật, không hề chịu tác động của cây cối xung quanh.
Anh Phan Phước Thuyền, người dân làng Cổ Bưu cho biết: “Cả hơn chục cột điện ngã từ hôm bão số 5 vào đến giờ. Tôi ở trong nhà nhìn ra thấy gió thổi các cột điện runglắc rồigãy đôi, kéo sà dây điện xuống đất. Ở phía trên kia 1 đoạn, cáccột điện thậm chí còn ngã vào phía nhà dân gây hư hại nhiềutài sản”.
Anh Thuyền cho rằngcột điện loại gì đi nữa thì việc chịu được gió bão phải là điều bắt buộc. “Ở Việt Nam hay xảy ra mưa bãomà cột điện không chịu được gió bão thì làm sao chấp nhận được. Hơn nữa bão lần này cũng không phải quá mạnh, những cây cột điện cũ từ thời xa xưa vẫn đứng vững có bị làm sao đâu”, anh Thuyền nói.
Nhẩm tínhthiệt hại ở làng Cổ Bưu, ông Nguyễn Đăng Sinh, tổ trưởng tổ dân phố Cổ Bưu thống kê: “Khoảng 10 cây trụ điện trong làng bị gãy, trong đó có cây ngã về phía nhà dân, có cây ngã về phía đình làng. Người dân làng Cổ Bưu giờ cần ít nhất hơn 300 triệu để sửa lại đình làng bị cột điện ngã xuống làm hư hại”.
Ông Nguyễn Đăng Sinh đặt nghi vấn về chất lượng của những cột điện bị đổ ngã. Theo ông,bên trong những cây cột điện ngã xuống có rất ít sắt thép. “Chúng tôi không rõ điện lực làm theo công nghệ gìnhưng cột điện mà gãy dễ dàng như vậy thì rất nguy hiểm. Thực tế cho thấykhi gió bão thổi mạnh, cột điện đã ngã hẳn vào nhà dân. Nếu không may cột điện ngã trúngngười dân nào thì rất nguy hiểm”, ông Sinh lo ngại nói.
Người dân làng Cổ Bưu đãkiến nghị ngành điện lực kiểm tra lại chất lượng của nhữngcột điện bị đổ ngã để sớm có biện pháp xử lý đối với hàng loạt cột điện có chất lượng tương tự. Riêng về các tổn thất của làng sau bão số 5, người dân kiến nghị ngành điện lực sớm bồi thường thiệt hại để sửa sang lại đình làng.
Điện lực Thừa Thiên - Huế thông tin, sau khi bão số 5 đi qua, có tới 408 cột điện của đơn vị này bị ảnh hưởng, trong đó 272 cột gồm trung áp và hạ áp bị gãy, thiệt hại ban đầu ước tính lên tới 11,4 tỉđồng.
Ông Nguyễn Đại Phúc, Phó giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế cho biết, cột điện bê tông cốt thép ly tâm dự ứng lực được đưa vào sử dụng tại Thừa Thiên - Huế từ năm 2016, sản xuất theo tiêu chuẩn mới TCVN 5487:2016, chịu được gió trên cấp 12 và được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định. Khi sản xuất ra phải được kiểm nghiệm, đủ tiêu chuẩn mới đóng mác xuất xưởng. Thực tế cho thấy nhiều cột điện ở Thừa Thiên - Huế bị ngã sau bão số 5 vẫn còn nguyên tem kiểm định dán trên cột.
Theo giải thích từ phía Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế, dù bão số 5 có cường độ không quá mạnh nhưng sức gió của cơn bão khó lường gây ra các hiện tượng quăng, quật, giật, xoáy, tạo lực uốn lớn lên thân cột điện khiến cột điện bị gãy đổ.
Tổng công ty Điện lực miền Trung đã giao các đơn vị chuyên môn đánh giá lại tính phù hợp của loại cột ly tâm trong điều kiện cụ thể như diễn biến của đợt thiên tai vừa qua. Khi chưa có kết luận chính thức từ các cơ quan chức năng có chuyên môn thì Công ty Điện lực tỉnh Thừa Thiên -Huế tạm dừng sử dụng cột điện ly tâm dự ứng lực.
Quế Sơn