Tiếp sau việc Tổng thống Evo Morales và Phó tổng thống Álvaro García Linera đồng loạt xin từ chức, chính trường Bolivia chịu thêm cú sốc khi nữ Chủ tịch thượng viện xinh đẹp Adriana Salvatierra cũng xin từ chức.

Người đẹp 30 tuổi từ chức Chủ tịch thượng viện, chính trường Bolivia chao đảo

Anh Tú | 11/11/2019, 08:43

Tiếp sau việc Tổng thống Evo Morales và Phó tổng thống Álvaro García Linera đồng loạt xin từ chức, chính trường Bolivia chịu thêm cú sốc khi nữ Chủ tịch thượng viện xinh đẹp Adriana Salvatierra cũng xin từ chức.

Theo hiến pháp của Bolivia thì khi chính phủ không có Tổng thống và Phó tổng thống thì chức vụ sẽ được tiếp quản bởi Chủ tịch thượng viện. Nhưng việc bà Salvatierra tuyên bố từ chức ngay sau khi 2 đàn anh trong đảng Movement for Socialism từ chức khiến người ta không biết ai sẽ tạm thời nắm giữ chức vụ đứng đầu nhà nước vì trước đó, Chủ tịch Hạ viện Victor Borda - cũng thuộc đảng Movement for Socialism – đã xin từ chức.

Bà Salvatierra thuộc đảng Movement for Socialism mới được bầu là Chủ tịch thượng viện hồi đầu năm nay khi mới 29 tuổi và trở thành Chủ tịch thượng viện trẻ nhất trong lịch sử Bolivia.

Trước đó, những người biểu tình thuộc phe đối lập Bolivia ngày 9.11 đã chiếm đài truyền hình và phát thanh của nhà nước và buộc các đài này ngừng phát sóng. Tư lệnh quân đội Bolivia Williams Kaliman đã đưa ra kiến nghị trên trong một thông điệp tại tổng hành dinh của lực lượng quân đội ở khu vực phía Nam thủ đô La Paz, trong đó nhấn mạnh, “trước sự leo thang xung đột, vì tính mạng và an toàn của người dân, cũng như bảo đảm thượng tôn hiến pháp, quân đội đề nghị Tổng thống xem xét từ chức để bảo đảm sự ổn định và vì tương lai của đất nước”. Quân đội cũng kêu gọi nhân dân và các thành phần tham gia biểu tình chấm dứt bạo lực, không gây đổ máu và nỗi đau cho các gia đình Bolivia.

Áp lực dành cho Morales bắt đầu xuất hiện khi ông tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu ngày 20.10. Làn sóng biểu tình đã nổ ra nhiều tuần liên tiếp để phản đối kết quả bầu cử. Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) cho biết cuộc bỏ phiếu tháng 10 nên bị hủy bỏ sau khi phát hiện ra những thao túng rõ ràng của hệ thống bầu cử khiến họ hoài nghi việc giành chiến thắng của Morales, khi dẫn trước đối thủ chính Carlos Mesa 10 điểm. Dù ông Morales đã đồng ý tổ chức cuộc bầu cử mới nhưng cũng không xoa dịu được tình hình.

Cùng với việc từ chức, ông Morales tuyên bố mình sẽ không trốn ra nước ngoài vì ông là tổng thống của người dân bản địa và không làm gì sai. Các nước cánh tả ở châu Mỹ bao gồm Cuba, Venezuela và cả tổng thống mới bầu ở Argentina Alberto Fernandez đã lên án việc biểu tình gây sức ép khiến ông Morales phải từ chức và họ coi đây là đảo chính. Trên trang Twitter cá nhân, Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez cho biết Cuba "bày tỏ tình đoàn kết với người tổng thống anh em Evo Morales", khẳng định ông là "một nhân vật chính và là một biểu tượng cho quyền của người dân bản địa ở châu Mỹ". Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard cho biết nước này sẵn sàng đón ông Morales tỵ nạn nếu ông muốn.

Anh Tú
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người đẹp 30 tuổi từ chức Chủ tịch thượng viện, chính trường Bolivia chao đảo