Vào lúc người Mỹ lo chống dịch COVID-19, họ lo mua súng đạn để tự vệ vì sợ sự kỳ thị chủng tộc và tình trạng vô pháp luật, chứ không chỉ trữ giấy vệ sinh và nhu yếu phẩm.

Người Mỹ gốc Á hoảng loạn mua súng để tự vệ thời dịch COVID-19

24/03/2020, 16:34

Vào lúc người Mỹ lo chống dịch COVID-19, họ lo mua súng đạn để tự vệ vì sợ sự kỳ thị chủng tộc và tình trạng vô pháp luật, chứ không chỉ trữ giấy vệ sinh và nhu yếu phẩm.

Người dân Los Angeles xếp hàng chờ mua súng - Ảnh: Reuters

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 24.3, các cửa hiệu bán vũ khí ở khắp nước Mỹ đã ghi nhận doanh số bán súng đạn tăng vọt. Trang bán lẻ đạn dược trực tuyến ammo ghi nhận doanh số tăng 276% khi số ca nhiễm dịch ở Mỹ tăng cao từ ngày 10.3, trong khi giới truyền thông địa phương đưa tin người dân xếp hàng dài chờ mua hàng ở bên ngoài các tiệm bán súng đạn.

Ở California và Washington, 2 bang có nhiều ca nhiễm nhất lúc ban đầu, khách mua gồm những người Mỹ gốc Á lần đầu tiên cảm thấy lo sợ cho sự an toàn của mình, vì dịch COVID-19 bùng phát từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) đã làm tăng những biểu hiện kỳ thị chủng tộc.

Từ lúc bùng phát dịch COVID-19, đã có thông tin những vụ tấn công người châu Á ở các thành phố Los Angeles, San Francisco, New York cùng các thành phố khác trên thế giới, với những kẻ tấn công thường nhắc đến coronavirus.

Ngày 19.3, các tổ chức người Mỹ gốc Á ở California đã mở một trang web, để cộng đồng này có thể báo cáo những vụ phạm pháp kỳ thị liên quan COVID-19, và trong chỉ 24 giờ đã có 40 cuộc báo cáo.

Ở California, cộng đồng châu Á có khoảng 6,9 triệu người, chiếm 17% trong tổng số dân bang California, còn ở bang Washington có khoảng 607.000 người, chiếm 8%.

Tuần trước, chính quyền California đã ra lệnh cho người dân phải ở yên trong nhà và các doanh nghiệp không cần thiết thì phải đóng cửa. Thành phố Los Angeles có 1,5 triệu dân Mỹ gốc Á, nhiều hơn bất kỳ thành phố Mỹ nào khác.

Ở vùng San Gabriel Valley của Los Angeles có tiệm bán súng Arcadia Firearm & Safety của ông David Liu, người đã kiệt sức vì không có thời gian ăn-ngủ do ông quá bận bán hàng từ nhiều tuần qua.

Người chủ tiệm nói: “Tiệm tôi nhỏ, mở cửa tiệm lúc 11 giờ nhưng khách mua đã chờ từ 9 giờ. Họ phải chờ hai giờ mới có thể vào trong tiệm và có thể không tìm được thứ gì để mua”.

Liu ước tính từ 80 đến 90% khách hàng của ông là những người lần đầu tiên mua súng, gồm rất đông người Mỹ gốc Việt, gốc Philippines và gốc Nhật Bản: “Khi có tin dịch bùng lên từ Trung Quốc, khách hàng của tôi rất lo sợ bị chọn là mục tiêu tấn công, vì họ là người châu Á”.

Ông còn nói khách mua đã xem tin tức, biết được những vụ tấn công kỳ thị ở nhiều thành phố Mỹ: “Vì thế họ đến mua súng vì sợ họ sẽ là những mục tiêu bị đòn kế tiếp”.

Người chủ tiệm còn cho biết cộng đồng Mỹ gốc Á rất lo lắng về nguy cơ bị cướp bóc trấn lột, nhất là sau khi thành phố Los Angeles lúc đầu đã thả hơn 600 tù phạm nhằm giảm nguy cơ bùng phát dịch trong nhà ngục.

SCMP dẫn lời của Ruby Kim, một nhà tư vấn quản lý 48 tuổi người Mỹ gốc Hàn đang tính chuyện lần đầu tiên mua súng: “Để tôi tự vệ khi cần, rồi nay là cái dịch corona này. Hiện tại đang có sự căng thẳng và bất ổn. Tôi cứ bị dao động giữa suy nghĩ chuyện này rồi sẽ qua với những điều hoang tưởng. Thời khủng hoảng luôn đem lại các tốt nhất hoặc tệ nhất cho con người, và bạn không thể biết đó sẽ là cái nào. Nên bạn sẽ cần chuẩn bị đối phó bất kỳ tình huống nào”.

David Chan, chủ một doanh nghiệp nhỏ, hồi 10 năm trước đã mua một khẩu shotgun nhưng ông hiếm khi sờ đến nó. Nhưng khi xảy ra dịch COVID-19, ông quyết lôi nó ra khỏi tù và lắp đạn. Nhưng ông không thể mua đạn ở tiệm bán vì “nơi này đã hết hàng, và chính quyền đã để mất giấy đăng ký sở hữu súng của tôi nên không hề biết tôi có súng. Điều này không thể trấn an một công dân California chút nào”.

Chan cũng đã trải qua vụ bạo loạn ở Los Angeles năm 1992. Ông cũng đã biết những vụ hôi của bạo lực sau cơn bão Katrina ở thành phố New Orleans năm 2005. Ông nói: “Những vụ đó thật khủng khiếp. Nhưng tôi hy vọng lần này sẽ không tái diễn, và hy vọng việc mua súng đạn để tự vệ chỉ là một sự lãng phí tiền bạc”.

Mỹ Trinh (theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Mỹ gốc Á hoảng loạn mua súng để tự vệ thời dịch COVID-19