Theo Công an TP.Hà Nội, một người phụ nữ ở Long Biên (Hà Nội) vừa bị mất 200 triệu đồng vì sập bẫy “sàn ngoại hối trên mạng”.

Người phụ nữ bị mất 200 triệu đồng vì sập bẫy sàn ngoại hối trên mạng

Nhã Thanh | 29/05/2023, 18:00

Theo Công an TP.Hà Nội, một người phụ nữ ở Long Biên (Hà Nội) vừa bị mất 200 triệu đồng vì sập bẫy “sàn ngoại hối trên mạng”.

Theo Công an TP.Hà Nội, vừa qua, một người phụ nữ ở quận Long Biên (Hà Nội) đã bị mất một khoản tiền khi đầu tư vào “sàn ngoại hối quốc tế”. Theo đơn trình báo, vào ngày 5.5, chị P. (SN 1991) có nhận được lời mời tham gia “đầu tư ngoại hối quốc tế” qua trang web Lfrdefi.com.

Theo quảng cáo, “sàn” có giấy chứng nhận quốc tế, được kiểm định, đánh giá chất lượng, với cam kết kiếm nhiều tiền với lãi suất từ 10 - 30%. Sau khi được tư vấn, chị V. đã nạp 200 triệu đồng nhưng không thể rút được tiền ra. Lúc này chị mới nghi ngờ mình bị lừa và đến Công an phường Thượng Thanh, quận Long Biên trình báo.

Cơ quan công an cho biết hiện nay xuất hiện các sàn giao dịch ngoại hối trái phép, thu hút nhiều người tham gia đầu tư. Các sàn được giới thiệu các dự án có nguồn gốc từ nước ngoài, liên kết với sàn giao dịch tiền điện tử lớn trên thế giới với lãi suất cam kết 10 - 30%/ tháng.

Thời gian đầu, các sàn này sẽ để người đầu tư có lãi, kích thích nạp thêm tiền. Sau đó, chúng sẽ tư vấn để “con mồi” nạp tiền nhiều hơn rồi sẽ khóa tài khoản, không cho rút tiền.

Từ vụ việc trên, Công an TP.Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thông tin các sàn giao dịch nước ngoài đầu tư với lãi suất cao để tránh bị kẻ xấu lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản cho người tham gia. Khi nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần đến cơ quan công an trình báo để giải quyết theo quy định của pháp luật.

lua-dao-tren-khong-gian-mang.jpg
Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến hết sức phức tạp - Ảnh: Internet

Phương thức, thủ đoạn tinh vi

Liên quan đến các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, theo Bộ Công an, từ đầu năm 2023 đến nay, Công an Đắk Nông đã liên tiếp phát hiện, đấu tranh, triệt phá nhiều nhóm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Cụ thể, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Võ Định (SN 1996) về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thủ đoạn của Định là lên mạng tìm kiếm thông tin người bị mất giấy tờ rồi gọi điện cho chủ nhân giấy tờ, tự xưng mình là nhân viên ngân hàng đang giữ giấy tờ, yêu cầu nạn nhân cung cấp số tài khoản ngân hàng và số thẻ ATM, số CCCD để xác minh có phải chủ tài khoản bị mất không.

Khi được bên kia cung cấp thông tin, Định lại yêu cầu cung cấp mã OTP để chuyển tiền thử xem có đúng là chủ tài khoản không, sau đó sẽ chuyển trả lại tiền. Nếu chủ tài khoản không đồng ý cung cấp mã OTP, chúng sẽ liên kết tài khoản ngân hàng của họ với tài khoản CH Play, sau đó thực hiện các lệnh mua ứng dụng để bị hại nhận được các tin nhắn trừ tiền. Tuy nhiên, nếu bị hại không xác nhận trên ứng dụng thì sẽ có tin nhắn cộng lại số tiền đã trừ.

Thông qua việc này, bọn chúng khiến cho bị hại tin tưởng là nhân viên ngân hàng thật vì có thể trừ tiền và trả tiền trong tài khoản ngân hàng, rồi đồng ý cung cấp thông tin. Khi có được thông tin, kẻ lừa đảo sẽ chiếm quyền sử dụng tài khoản ngân hàng của bị hại bằng cách liên kết với ví ZaloPay rồi chiếm đoạt tiền trong tài khoản của bị hại.

Với thủ đoạn trên, Định đã lừa một nạn nhân ở huyện Đắk R’lấp và hơn 50 người trên cả nước, với số tiền giao dịch từ ngày 1.1 đến ngày 8.5 khoảng 6 tỉ đồng.

Bộ Công an nhận định hiện này tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến hết sức phức tạp với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, có những thủ đoạn mới xuất hiện nhằm đánh lừa các nạn nhân để chiếm đoạt tài sản.

Để phòng tránh tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, lực lượng công an đề nghị người dân cần tăng cường trau dồi kiến thức về pháp luật, đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi đến bằng số điện thoại cố định, người gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại.

Đặc biệt, người dân không được cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở... Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng khuyên người dân khi mua hàng qua mạng cần sàng lọc, kiểm tra kỹ thông tin quảng cáo, danh tính người bán hàng, lựa chọn địa chỉ uy tín, hình thức thanh toán minh bạch. Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội…

Bài liên quan
Bắt kẻ giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo trên mạng bằng thủ đoạn tinh vi
Bắt đầu từ việc lên mạng Facebook tìm kiếm thông tin người bị mất giấy tờ, V.Đ sử dụng số điện thoại và thông tin của nạn nhân để lên kế hoạch lừa đảo chiếm đoạt tài sản hết sức tinh vi.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Loạt chính sách có hiệu lực từ tháng 5
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần; tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người phụ nữ bị mất 200 triệu đồng vì sập bẫy sàn ngoại hối trên mạng