Dịch bệnh COVID-19 dường như nhiều người quan tâm hơn về khả năng làm chủ được một ngôn ngữ mới. Michael Rosen của chương trình Word of Mouth (BBC) đã phỏng vấn người thành thạo 15 ngôn ngữ là Alex Rawlings để tìm hiểu làm cách nào ông có thể làm chủ nhiều ngôn ngữ như thế.

Người thành thạo 15 ngôn ngữ tiết lộ bí kíp làm chủ một thứ tiếng mới

Đức Thanh | 10/02/2021, 05:00

Dịch bệnh COVID-19 dường như nhiều người quan tâm hơn về khả năng làm chủ được một ngôn ngữ mới. Michael Rosen của chương trình Word of Mouth (BBC) đã phỏng vấn người thành thạo 15 ngôn ngữ là Alex Rawlings để tìm hiểu làm cách nào ông có thể làm chủ nhiều ngôn ngữ như thế.

Chuyên gia tiết lộ cách làm chủ một ngôn ngữ mới

tuoi-nao-bat-dau-hoc-ngoai-ngu-khong-thanh-van-de-anh-telegraph.jpg
Tuổi nào bắt đầu học ngoại ngữ không thành vấn đề

Về việc học ngoại ngữ, chúng ta thường nghĩ đến vấn đề tuổi tác, cho rằng tốt nhất là nên bắt đầu từ khi còn nhỏ, vì đến một độ tuổi nhất định là đã bỏ lỡ “thời gian vàng” thuận lợi nhất để có thể thông thạo một ngoại ngữ…

Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng cái gọi là “thời gian vàng” quan trọng này là khoảng 17 tuổi. Dù vậy, nghiên cứu đó chỉ nhắm vào năng lực của người tham gia trong nắm bắt thông thạo ngữ pháp của một ngôn ngữ khác. Ngay cả với tiếng mẹ đẻ, liệu chúng ta có khẳng định bản thân hoàn toàn nắm vững ngữ pháp? Do đó tuổi tác không phải trở ngại trong việc có thể học tốt một ngoại ngữ.

“Trời phú” không bằng hiếu kỳ và chăm chỉ luyện tập

bi-quyet-la-chuyen-can.jpg
Bí quyết là... chuyên cần

Làm chủ được 15 thứ tiếng nhưng Alex Rawlings cho biết mình không có khả năng khác thường gì. Alex Rawlings thường rất không thoải mái khi người ta nói rằng ông được “trời phú” cho khả năng về ngôn ngữ. Lý do không phải ai ngay từ đầu học tập mà nhanh chóng biết được nhiều ngôn ngữ như vậy mà phải rèn luyện không ngừng kéo dài rất nhiều năm. Việc thông thạo một ngôn ngữ chưa bao giờ là dễ dàng. Ngay cả những bậc thầy vẫn phải không ngừng nỗ lực vì học ngôn ngữ luôn khiến chúng ta nhận thấy còn quá nhiều điều chưa biết.

Trên thực tế có những người học ngôn ngữ dễ dàng hơn những người khác, nhưng Alex Rawlings cho rằng lý do chính do tính hiếu kỳ và chăm chỉ luyện tập chứ không vì khả năng khác thường gì.

Không chỉ vậy, Alex Rawlings giải thích rằng với hàng triệu người trên thế giới, biết nhiều ngôn ngữ còn là vì nhu cầu sinh tồn của họ. Ví dụ, ở một số vùng ở châu Phi và Nam Mỹ, người ta phải thông thạo nhiều ngôn ngữ. Ở thành phố Johannesburg (Nam Phi), người ta cần thông thạo 5 ngôn ngữ để tồn tại vì mọi người đều nói nhiều thứ tiếng.

Cách tiếp cận phù hợp bản thân

Alex Rawlings rất hứng thú trong quá trình bắt đầu học từ mới đến khi có thể làm chủ được nó.

Cách ông học là bắt đầu với một số câu chào hỏi đơn giản và từ vựng cơ bản, nghe nhiều cho quen thuộc, nắm bắt âm thanh và nhịp điệu, cuối cùng tìm hiểu thêm theo chương trình trong sách vở hoặc khóa học.

Bí quyết của Alex Rawlings là tự thiết lập hệ thống từ vựng theo bối cảnh thực tế. Ví dụ, nếu muốn đến một cửa hàng, ông viết ra giấy tất cả các cụm từ có thể nghĩ đến cần sử dụng trong môi trường cửa hàng, sau đó học cách nói và luyện cho thông thuộc qua mạng internet. Bằng cách như vậy, Alex Rawlings đã giải quyết được số từ cần thiết dùng trong môi trường đến cửa hàng. Cứ như vậy ông áp dụng với những môi trường khác.

Một số người thấy những lợi ích của ứng dụng ngôn ngữ. Dịch bệnh COVID-19 khiến lượng người dùng những ứng dụng học ngoại ngữ miễn phí trực tuyến tăng vọt. Ưu điểm của việc sử dụng ứng dụng ngôn ngữ là chỉ bạn mới biết mình giỏi hay dở nên không cảm thấy lo ngại như khi học trước nhiều bạn bè.

Chú ý tính trực quan

Có rất nhiều cách để học ngoại ngữ, không nhất thiết phải học ở trường học, chỉ cần tìm ra phương pháp phù hợp bản thân là được.
Alex Rawlings cho biết cách thành công nhất để học một ngôn ngữ là không ý thức bản thân đang học gì cả. Ví dụ, một trong những cách là xem video và sách về ngôn ngữ đang học.

Các chuyên gia chỉ ra công dụng quan trọng cho việc học ngôn ngữ từ phim ảnh và truyền hình vì tính trực quan cũng như vấn đề âm điệu, ngôn ngữ nét mặt và cơ thể đi kèm với các cụm từ giúp diễn đạt ý nghĩa của chúng. So với các câu ví dụ hoàn hảo từ sách giáo khoa, phim ảnh và truyền hình, cách học trực quan đó còn có ưu thế là cung cấp cho người học cách phát âm chính xác và chân thực, vấn đề trọng âm, phương ngữ khác nhau cùng sắc thái của giọng nói người bản xứ.

Alex Rawlings cho rằng phương pháp học chỉ để đối phó vượt qua những kỳ thi khiến người ta thiếu chủ động. Việc học sẽ hiệu quả hơn nhiều với những ai học vì niềm đam mê hiểu biết, muốn khám phá thế giới và văn hóa của một quốc gia.

Chìa khóa là luyện tập đều đặn

Việc chăm chỉ luyện tập mỗi ngày một chút (ví dụ khoảng 1 tiếng) thì hiệu quả hơn học mỗi ngày thời gian dài nhưng lại hay có ngày ngắt quãng không học.

Ngoài ra, việc học một ngôn ngữ khác khó hay dễ cũng còn tùy thuộc vào ngôn ngữ mẹ đẻ của người học. Học ngôn ngữ càng nhiều tương đồng với tiếng mẹ đẻ thì việc học dĩ nhiên dễ dàng hơn. Lấy tiếng Anh làm ví dụ, người nói tiếng Anh bản ngữ không mấy khó khăn để học lưu loát tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Na Uy và Nam Phi; chỉ cần khoảng 600 giờ để đạt được trình độ lưu loát cơ bản. Nếu họ học tiếng Nhật, tiếng Hàn và tiếng Ả Rập thì sẽ khó hơn nhiều.

Công dụng khi thạo nhiều ngôn ngữ hoặc phương ngữ 

Nghiên cứu cho thấy những người có thể nói từ hai ngôn ngữ thì học một thứ tiếng mới nhanh hơn những ai chỉ biết một ngôn ngữ. Thậm chí nghiên cứu ngôn ngữ học cũng phát hiện ngay cả người nói hai phương ngữ của cùng một thứ tiếng cũng có những đặc điểm nhận thức giống người nói được hai ngôn ngữ.

Có nghiên cứu khác chỉ ra khả năng ghi nhớ, tập trung và nhận thức linh hoạt ở trẻ được dùng nhiều ngôn ngữ và hai phương ngữ cũng tốt hơn ở trẻ chỉ dùng một ngôn ngữ duy nhất. Ở Na Uy, trẻ em học viết bằng hai phương ngữ đạt điểm cao hơn nhiều trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn so với điểm trung bình toàn quốc.

Hơn nữa, ngay cả trong số những bệnh nhân đột quỵ, những người có thể nói được từ hai ngôn ngữ trở lên thì khả năng phục hồi chức năng nhận thức cũng cao hơn những ai chỉ nói được một thứ tiếng duy nhất. Thậm chí có nghiên cứu cho thấy người có khả năng từ hai ngôn ngữ trở lên còn giúp trì hoãn chứng mất trí nhớ (thường gọi là sa sút trí tuệ).

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người thành thạo 15 ngôn ngữ tiết lộ bí kíp làm chủ một thứ tiếng mới