Theo nghiên cứu đăng tải trên Healthline, 12% người duy trì được cân nặng lý tưởng sau 3 năm ăn kiêng thành công. 40% người tăng cân trở lại ở mức cao hơn ngưỡng ban đầu.
Dưới đây là những nguyên nhân chính:
Bạn không xây dựng cơ bắp
Với cơ chế làm chậm sự trao đổi chất mỗi khi cố giảm cân, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc đốt calo. Thậm chí, ngay cả khi bạn đã rất cẩn thận để ăn đủ các chất đạm khi giảm cân, khả năng cao bạn cũng sẽ mất đi một phần cơ và điều này có thể khiến bạn "công dã tràng".
Nguyên do là vì cơ bắp là những mô cơ hoạt động, vậy nên ngay cả khi bạn đang trong trạng thái nghỉ ngơi không làm gì, những mô cơ này vẫn không ngừng đốt năng lượng. Trong thực tế, việc tập luyện để tăng lượng cơ bắp trong cơ thể là một trong số những cách duy nhất để làm tăng quá trình trao đổi chất và đốt nhiều năng lượng hơn. Thay vì chỉ chú tâm tập cardio, hãy thêm vào các bài tập tăng cơ để giữ cân nặng không tăng lên.
Chưa kịp hình thành thói quen ăn uống mới
Khi bạn giảm cân, hormone gây nên cảm giác đói ghrelin tăng lên, trong khi hormone khiến bạn cảm thấy no là leptin giảm xuống. Vậy nên cùng với sự sụt giảm của quá trình trao đổi chất, bạn cũng dễ thấy đói hơn. Vì vậy, một khi bạn nghĩ là đã giảm đủ cân và bắt đầu "nới lỏng" chế độ ăn hơn, bạn sẽ dễ dàng tăng cân cực kỳ, nhất là khi bạn từng theo đuổi những chế độ ăn giảm cân nhanh trong một khoảng thời gian ngắn nhất định.
Và khi chuyện này xảy ra, bạn thậm chí tăng nhiều hơn cân nặng đã mất. Vậy nên, không nên ăn kiêng quá nhanh mà hãy cố gắng tạo dựng một lối sống lành mạnh có thể giúp bạn giảm cân một cách chậm rãi trong thời gian dài. Tuy mất khá lâu để thấy kết quả rõ ràng, nhưng bạn sẽ khó bị tăng cân hơn.
Bạn không ăn bữa sáng
Bữa sáng được gọi là bữa ăn quan trọng nhất ngày là có lý do cả đấy. Nhiều người cho rằng nhịn ăn sáng có thể giúp giảm cân nhưng thực tế là bữa sáng giúp kích hoạt chế độ đốt năng lượng của bạn sau một đêm dài nghỉ ngơi. Bạn ăn sáng càng trễ, nồng độ đường huyết càng sụt giảm, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ thèm những món ngọt và tinh bột hơn vào buổi chiều.
Bạn dùng bữa kèm rượu bia
Theo nghiên cứu khoa học, chỉ một chút chất có cồn thôi cũng có thể khiến cơ thể bạn đốt mỡ ít đi đáng kể. Việc uống rượu bia trong các bữa ăn có thể dẫn đến ăn nhiều hơn mức bạn cần, và đây là cách mà những calorie dư thừa thâm nhập vào cơ thể của bạn nếu bạn không cẩn thận.
Bạn ăn quá ít protein
Protein rất cần thiết cho sự phát triển và hồi phục các mô cơ nên bất kể mục tiêu của bạn là giảm cân, lên cơ hay cả hai thì chế độ ăn uống của bạn vẫn luôn cần một lượng lớn protein.
Theo thống kê cho thấy rằng, cứ 0,45kg khối lượng mỗi bên của cơ thể thì cần 1,5g protein và lời khuyên của các chuyên gia thì mỗi bữa ăn bạn không nên nạp quá 40-45g protein.
Và một bí quyết giảm cân hiệu quả khác cần phải thêm protein đó là, protein có tính sinh nhiệt, vì thế cơ thể chúng ta cần phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa, phân hủy nó.
Bạn ngủ không đủ giấc
Giấc ngủ cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến cân nặng của bạn, theo như bác sĩ Scinta. Trong thực tế, một phân tích từ 28 nghiên cứu khác nhau được đăng trong tạp chí chuyên ngành European Journal of Clinical Nutrition cho thấy: những người ngủ trung bình 3 - 5,5 giờ mỗi ngày ăn nhiều hơn 385 calorie vào ngày hôm sau. Trong khi những ai ngủ từ 7 – 12 giờ mỗi ngày thường ăn ít hơn rất nhiều.
Đó là vì khi bạn ngủ càng ít, hormone gây cảm giác đói càng tăng cao. "Ghrelin của bạn vốn đã cao rồi do giảm cân, nên nó sẽ cao hơn nữa nếu ngủ không đủ giấc" bác sĩ Scinta cho hay. Điều này sẽ khiến bạn muốn ăn nhiều hơn.
Thu Thủy (t/h)