Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề này, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng việc lấy lời khai các em học sinh khi các em chưa đủ 18 tuổi mà không có cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp là có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các em và sẽ ảnh hưởng đến tâm lý các em.

Nhà trường lấy lời khai học sinh là phạm pháp

03/12/2018, 17:59

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề này, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng việc lấy lời khai các em học sinh khi các em chưa đủ 18 tuổi mà không có cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp là có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các em và sẽ ảnh hưởng đến tâm lý các em.

Lời khai của học sinh - Ảnh: Báo Dân Trí

Dư luận xã hội thời gian qua xôn xao việc liên quan đến vụ học sinh H.L.N bị cô giáo T. sai 23 bạn trong lớp tát phạt 231 cái, sau đó ban giám hiệu nhà trường lại đưa ra khoảng 19 câu hỏi để khảo sát học sinh.

Một học sinh trong lớp nơi xảy ra vụ việc lo lắng cho biết nhà trường quán triệt cấm kể chuyện cô huy động các bạn trong lớp phạt tát với bất cứ ai. Vì các em sợ nên các câu hỏi được trả lời có lợi nhất cho cô T. Mỗi học sinh hoàn thành trả lời bộ câu hỏi này đều ghi bên dưới là “Lời khai của em…”, một số khác ghi họ tên đầy đủ nộp lại cho nhà trường. Việc trả lời này, nhà trường yêu cầu học sinh cũng không được nói với bất cứ ai ngoài khuôn viên trường.

Từ bản khai của 23 học sinh, bà hiệu trưởng Phạm Thị Lệ Anh đã làm báo cáo số 46/BC-THCSDN gửi lên Huyện ủy Quảng Ninh, UBND huyện Quảng Ninh, Phòng GD-ĐT Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình), cụ thể:

“Chiều 24.11.2018, nhà trường đã điều tra học sinh bằng phiếu điều tra. Kết quả phiếu lấy ý kiến từ 23 học sinh như sau: Sự việc xảy ra học sinh bị các bạn tát 231 cái tát là có thật nhưng trong đó có 13 em tát nhẹ, 8 em tát vừa, 2 em tát mạnh. Cô T. có chứng kiến 1 bạn tát sau đó mới rời khỏi lớp (11/23 em trả lời), 1 em trả lời chứng kiến 4 bạn tát, 1 em trả lời chứng kiến 3 bạn tát, 3 em không để ý. Cô T. không ra lệnh tát nếu ai tát nhẹ thì bị tát (23/23 em). Khi bị các bạn tát em N. có khóc (23/23 em trả lời), khi bị tát má em N. không bị chảy máu (23/23 em trả lời), cô T. tát em N. 1 cái (23/23 em trả lời), cô T. không phải là người cuối cùng tát em N. (16/23 em trả lời; còn lại không có câu trả lời). Khi tát em N. các bạn trong lớp không có ai sợ hãi và khóc (23/23 em trả lời), cô T. đứng cùng chiều tát em N. (23/23 em trả lời), sau khi bị tát N. vẫn ở lại học bình thường đến cuối buổi học (23/23 em trả lời). Em N. vào viện khám và điều trị chứ không phải cấp cứu”.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề này, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng việc lấy lời khai các em học sinh khi các em chưa đủ 18 tuổi mà không có cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp là có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các em và sẽ ảnh hưởng đến tâm lý các em.

Ông Hùng cho biết, theo quy định khi lấy lời khai của người dưới 18 tuổi phải có người giám hộ hay cha mẹ của các em chứng kiến và ký vào lời khai. Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi được quy định tại khoản 4 điều 421 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1.1.2018).

Cụ thể, thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 1 ngày và mỗi lần không quá 2 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.

Ngoài ra, việc lấy lời khai người dưới 18 tuổi có thể thực hiện tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Nơi lấy lời khai hoặc hỏi cung cần được bố trí theo cách chức phù hợp để làm giảm bớt sự căng thẳng, sợ hãi của người dưới 18 tuổi.

“Việc quy định như trên về thời gian lấy lời khai nói riêng, các thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi nhằm bảo đảm các hoạt động tố tụng được thực hiện phù hợp tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi, bảo đảm các quyền và lợi ích tốt nhất đối với họ, phù hợp với quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em”, ông Hùng nói.

Do vậy, luật sư Hùng cho rằng việc bắt các em viết bản khai khi không có cha mẹ là vi phạm pháp luật, lạm quyền, vi phạm Công ước quốc tế về quyền trẻ em, mà Việt Nam là thành viên.

Trong khi đó, trả lời báo chí, bà Phạm Thị Lệ Anh - Hiệu trưởng THCS Duy Ninh thừa nhận có sự việc trên và cho rằng điều tra 23 em học sinh bằng việc "lấy lời khai" không có gì sai trái, mục đích là nhằm tìm ra sự thật của 231 cái tát mà em N. phải nhận.

Theo bà Lệ Anh, tường trình của cô giáo chỉ một phía, nhà trường yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi qua phiếu điều tra cho khách quan.

Phiếu khảo sát 19 câu hỏi dành cho học sinh:

1. Cô Thủy quy định phạt tát thời gian nào?

2. Bạn N. bị tát vào thời gian nào?

3. Khi tát bạn N., cô Thủy có mặt ở lớp không?

4. Em tát vào mặt bạn N. bao nhiêu cái?

5. Em tát vào bạn N. mạnh hay nhẹ?

6. Bạn Nhật có nói tục không?

7. Khi tát bạn N. có khóc không?

8. Sau khi tát má bạn N. có đỏ không?

9. Cô Thủy vào, đã tát được mấy bạn?

10. Cô Thủy có bắt tát nhẹ phải tát mạnh không?

12. Cô Thủy tát bạn N. mấy cái?

13. Sau khi tát, bạn N. có bị chảy máu không?

14. Sau khi tát bạn N., cả lớp có sợ hãi bật khóc không?

15. Trước khi tát bạn N., cô Thủy có ra lệnh tát phạt mấy bạn?

16. Khi tát bạn N., cô Thủy ra lệnh hay tự ý?

17. Cô Thủy có phải là người cuối cùng tát bạn N. không?

18. Cô Thủy đứng cùng chiều hay ngược chiều bạn N.?

19. Sau khi tát, bạn N. có ở lại học không?

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà trường lấy lời khai học sinh là phạm pháp