149 học sinh đạt “danh hiệu học sinh khen từng mặt” tại trường tiểu học Tân Phương, huyện Ứng Hòa, Hà Nội bị thu hồi giấy khen do sử dụng ngôn ngữ khó hiểu đối với phụ huynh và học sinh.

Nhà trường phát giấy khen 'từng mặt' bị buộc thu hồi để chỉnh sửa

Haiyen | 06/06/2016, 11:26

149 học sinh đạt “danh hiệu học sinh khen từng mặt” tại trường tiểu học Tân Phương, huyện Ứng Hòa, Hà Nội bị thu hồi giấy khen do sử dụng ngôn ngữ khó hiểu đối với phụ huynh và học sinh.

Trướcnhững băn khoăn của phụ huynh và dư luận vềnội dung viết trong giấy khen của Trường tiểu học Tân Phương, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, thìmới đây Ban giám hiệutrường cho biết sẽthu hồi lại toàn bộ 149 giấy khen "từng mặt" đã phát cho học sinh.Đồng thời, giáo viên sẽđến từng nhà trao tận tay giấy khen mới cho học sinh vàxin lỗi phụ huynh.

Phía nhà trường cũngcho biết, giấy khen được ghi theo quy định của Thông tư 30. Cụ thể, trường có hai hình thức khen thưởng làhọc sinh toàn diện và học sinh khen từng mặt. Ngay sau khi có thông tin phản ứng từ phía dư luận và phụ huynh, nhà trường đã nhận lỗi vì đã dùng từ ngữ gây khó hiểu cho phụ huynh và học sinh.

Cô giáo Dương Thị Nụ,Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Phương nói: "Nội dung giấy khen nàydành cho những em được khen học tốt về môn Toán, Tiếng Việt và các môn khác trong chương trình đào tạo. Nhà trường đã cố gắng ghi chung vào giấykhen để bám sát Thông tư 30 nhất. Cụ thể,khen các em học sinh giỏi từ hạnh kiểm đến đạo đức thì sẽghi là giỏi toàn diện, còn không được một trong những tiêu chí trên thìsẽkhen "từng mặt". Việcviết giấy khennhư hiện nay nhằm giúp các em phát triểncả trí lực và thể lực; đồng thờiđộng viên, khích lệ các em cố gắng. Chính vìvậy, có thể khẳng địnhnội dung trong giấy khen viết ở trườnglà viết đúng theo quy định của ngành".

Giấy khen học sinh "đạt danh hiệu học sinh khen từng mặt" gây xôn xao dư luận

Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Thanh Sơn, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Ứng Hòa, Hà Nội khẳng định:"Thông tư 30 trao quyền cho giáo viên và hiệu trưởng chủ động trong khen thưởng. Phòng GD-ĐT cũng không can thiệp sâu vào giấy khen của từng trường. Trước sự việc vừa qua, phòng giáo dục cũng đã chỉ đạo nhà trường rút kinh nghiệm, tránh sai sót khi dùng từ quá khó hiểu đối với các em học sinh".

Liên quan đến nội dung của Thông tư 30, TS Ngôn ngữ học Phạm Thúy Hồng, giảng viên khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN chia sẻ: "Khi mọi người đọc kỹ Thông tư 30 của Bộ GD-ĐT ban hành mới thấy trường Ứng Hòa viết như vậy là... hoàn toàn bám sát nội dung chỉ đạo của Thông tư 30. Nội dung của thông tư có nói "Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm họp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạt động giáo dục khác để tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh. Việc ghi vào giấy khen (nếu có) về nội dung khen thưởng học sinh là hết sức linh hoạt do giáo viên chủ nhiệm và Hiệu trưởng quyết định, không áp dụng theo khuôn mẫu có sẵn”. Vậy thì đúng là Hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Phương, huyện Ứng Hòa đã thực hiện sát với Thông tư. Tuy nhiên vì thực hiện đúng nên mới xảy ra... sai sót. Tôi cho rằng đã đến lúc ngành giáo dục nên xem xétlại hoặc thay đổi Thông tư 30 vì không chỉbất tiện chogiáo viên mà còn gây khó hiểu cho chính học sinhkhi được giáo viên khen hay nhắc nhở".

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
AI chống gian lận trong thương mại điện tử thế nào?
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh bảo mật thông tin đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà trường phát giấy khen 'từng mặt' bị buộc thu hồi để chỉnh sửa