Những ngày này, tại các làng hoa kiểng ở ĐBSCL, nhiều hộ dân đang tất bật sản xuất phục vụ thị trường Tết Đinh Dậu 2017. Năm nay thời tiết không thuận lợi, mưa kéo dài nên người trồng hoa phải chăm sóc chu đáo để tránh nguy cơ mất mùa…

Nhà vườn hoa kiểng Nam Bộ tất bật những ngày trước Tết

Huỳnh Lợi | 03/01/2017, 20:08

Những ngày này, tại các làng hoa kiểng ở ĐBSCL, nhiều hộ dân đang tất bật sản xuất phục vụ thị trường Tết Đinh Dậu 2017. Năm nay thời tiết không thuận lợi, mưa kéo dài nên người trồng hoa phải chăm sóc chu đáo để tránh nguy cơ mất mùa…

Một cán bộ Phòng Nông nghiệp-PTNT H.Chợ Lách (Bến Tre) cho biếtđến naycác nhà vườn trồng kiểngtrong huyện đãchuẩn bị khoảng 7- 9 triệu chậu hoa kiểng các loại để cung ứng cho thị trường Tết Đinh Dậu 2017. Ngoài các loại hoa kiểng truyền thống thì kiểng thú hình 12 con giáp sẽ tiếp tục được huyện Chợ Lách phát huy sở trường. Nhiều hộ đang chuẩn bị vật liệu để làm kiểng hình con gà phục vụ cho Tết Đinh Dậu.

Các xã Vĩnh Thành, Long Thới, Hưng Khánh Trung B… là những nơi trồng hoa kiểng nhiều nhất ở H.Chợ Lách. Thời điểm này nhà nào cũng khẩn trương chăm lo vụ hoa kiểng tết.

Người dân xã Vĩnh Thành, H.Chợ Lách chăm sóc hoa tết

Ông Nguyễn Thành Đạongụ xã Long Thới cho biết: “Gia đình tôi có 3 công đất chuyên trồng hoa kiểng và cây giống. Tết này ngoài việc o bế hàng trăm gốc mai vàng thì còn tập trung đầu tư trồng thêm hoa vạn thọ, cúc… Mọi việc đang diễn ra tất bậtbởi ngày tết cận kề”.

Tại làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), đi dọc các xã Tân Khánh Đông, và các phường 3, Tân Qui Đông (TP.Sa Đéc)… đâu đâu cũng thấy hoa kiểng bạt ngàn, tất cả đang khẩn trương cho vụ tết.

Ông Trần Văn Năm, hộ trồng hoa lâu năm ở xã Tân Khánh Đông cho biết: “Trước đây khu vực này trồng lúa và rau màu nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Thấy bà con ở Tân Quy Đông sản xuất hoa kiểng làm giàu nên tụi tui xuống học hỏi kinh nghiệm, sau đó chuyển hướng sang trồng hoa cũng được 5 năm rồi.Vụ hoa tết năm 2017, gia đình tôi đang trồng hơn 3.000 chậu cúc mâm xôi, cúc Tiger, vạn thọ… Do đó ngày nào cũng bám miết ngoài đồng để chăm sóc hoa cho đẹp, hy vọng bán được giá cao”.

Ở ấp Sa Nhiên, P.Tân Qui Đông, không khí sản xuất hoa tết rất nhộn nhịp. Tại đây nhiều loại hoa kiểng được người dân chất đầy xung quanh nhà và tràn cả ra mé lộ nông thôn…

Anh Nguyễn Nhật Trường ở ấp Sa Nhiêncho hay: “Hoa kiểng ở đây được trồng quanh năm nhưng tết vẫn là “mùa” làm ăn chủ lực. Riêng gia đình tôi mỗi năm sản xuất từ 20.000- 25.000 chậu hoa các loại, trong đó khoảng 60-70% tập trung cho vụ tết. Hiện tại cả nhà đang o bế các loại hoa như vạn thọ,sứ, cúc, mười giờ, bông trang… để bán vào dịp tết 2017”.

Theo chị Nguyễn Thị Cẩm Vân, ngụ P.3, TP.Sa Đéc, ngoài những cây kiểng cổ đắt tiền, mai vàng, cây công trình, các loại hoa truyền thống như vạn thọ, cúc, hồng… thì một số hộ còn “săn lùng” những giống hoa mới, đẹp, độc đáo để tung ra thị trường tết, nhằm phục vụ đa dạng nhu cầu trang trí, sở thích của người dân.

Còn nhiều nỗi lo

Có thể nói, hoa kiểng là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong ngày tết. Dù giàu hay nghèo thì người tacũng có nhu cầu mua sắm hoa kiểng để trang trí, làm đẹp những ngày vui xuân. Ý thức việc này nên các làng hoa kiểng ở ĐBSCL luôn chuẩn bị đầy đủ hoa kiểng các loại cung ứng tết.

Tiến sĩ Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng Nông nghiệp-PTNT H.Chợ Lách trăn trở: “So với các năm trước thì vụ hoa tết năm nay gặp nhiều khó khăn bởi thời tiết không thuận, mưa liên tục kéo dài làm cho độ ẩm cao, bộ rễ của hoa kiểng sẽ khó hấp thụdinh dưỡng, các mầm bệnh cũng dễ phát sinh, nhất là các loại bông như cúc mâm xôi nếu không cẩn trọng sẽ dễ bị hư thối rễ…”.

Loại kiểng thú hình con gà

Ông Nguyễn Văn Thảnh, ở xã Hưng Khánh Trung B, H.Chợ Lách nói: “Tôi chuẩn bị khoảng 3.000 chậu tắc kiểng từ rất sớm để phục vụ thị trường tết 2017. Tuy nhiên, đợt hạn hán và xâm nhập mặn năm nay dữ dội quá đã khiến khoảng 50% số tắc bị thiệt hại. Nhiều ngày nay, tôi cố gắng khôi phục trở lại nhưng đến lúc này tắc vẫn phát triển chậm và cây không được tươi tốt như mọi năm”.

Phòng Nông nghiệp-PTNT H.Chợ Lách cho biếtđợt hạn-mặn đầu năm 2016 vừa qua, toàn huyện có hơn 3.000ha hoa kiểng, cây giống và cây ăn trái bị chết, khiến người dân mất trắng hơn 101 tỉđồng. Đây là thiệt hại rất lớn trong nhiều năm qua.

Chị Nguyễn Thị Kiều Linhnhiều năm sản xuất hoa kiểng ở xã Long Thới, bộc bạch: “Bà con xứ này sống nhờ hoa kiểng nên ai cũng làm quanh năm, tuy nhiên tết vẫn là “mùa” làm ăn chủ lực. Do làm hoa kiểng nhiều năm, vì vậy kinh nghiệm sản xuất, phương pháp chăm sóc… thì không lo mấy. Tuy nhiên băn khoăn hiện giờ vẫn là nguồn vốn đầu tư cho hoa kiểng tết”.

Theo chị Linh, sở dĩ một số gia đình gặp khó khăn về vốn là do hồi đầu năm 2016, vùng hoa kiểng Chợ Lách đột ngột bị hạn-mặn tấn công dữ dội, hư rất nhiều hoa kiểng và cây giống của người dân, dẫn đến thiệt hại lớn.

“Nước mặn tràn vào quá nhanh nên trở tay không kịp. Dù cố gắng cứu chữa nhưng nước mặn làm chết của gia đình tôi hàng chục ngàn cây giống và hoa kiểng, mất trắng hàng chục triệu đồng. Mấy tháng qua vừa tập trung khôi phục, vừa đầu tư làm đê bao… tiêu tốn thêm nhiều chi phí. Vì vậy, để sản xuất vụ hoa kiểng tết 2017 thì gia đình phải chạy vạyvay vốn”, chị Linh kể lại.

Để đầu tư cho vụ hoa kiểng tết năm 2017, nhiều hộ phải đi vay vốn để sản xuất với hy vọng trúng mùa, trúng giá nhằm gỡ lại những thiệt hại vừa qua. Tuy nhiên, người trồng hoa tết vẫn phập phồng bởi thời tiết không thuận.

Theo các hộ trồng hoa kiểng ở Sa Đéc thì chi phí sản xuất năm nay sẽ tăng cao bởi thời tiết không thuận. Do đó, người trồng hoa hy vọng giá cúc, vạn thọ, bông bụt, trầu bà… nếu bán từ 40.000- 50.000 đồng/chậu trở lên mới có lời. Nếu thấp hơn nguy cơ bị lỗ vốn.

Phương Uyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà vườn hoa kiểng Nam Bộ tất bật những ngày trước Tết