Nhiếp ảnh động vật hoang dã được xem là một trong những chủ đề khá cay đắng của nhiếp ảnh. Nó đòi hỏi không những năng khiếu, máy móc xịn mà còn là sự kiên nhẫn, đam mê, may mắn và cả một kho kiến thức về tập tính của các loài động vật hoang dã.

Nhiếp ảnh động vật hoang dã: Cần phải có kiến thức khoa học

Một Thế Giới | 21/07/2014, 09:53

Nhiếp ảnh động vật hoang dã được xem là một trong những chủ đề khá cay đắng của nhiếp ảnh. Nó đòi hỏi không những năng khiếu, máy móc xịn mà còn là sự kiên nhẫn, đam mê, may mắn và cả một kho kiến thức về tập tính của các loài động vật hoang dã.

Động vật hoang dã ở các nước châu Phi, châu Âu, Mĩ, Úc còn khá nhiều và khá dạn dĩ nên việc nhiếp ảnh chúng tương đối dễ dàng. Các quốc gia ở châu Á cũng có khá nhiều động vật hoang dã, tuy nhiên động vật ở đây khá nhút nhát. 
Đặc biệt là ở Việt Nam-một điểm nóng về đa dạng sinh học trong vùng, nhưng động vật hoang dã ở nước ta được xem như một món “sơn hào hải vị” và có rất nhiều người thích món thịt rừng nên việc săn bắt diễn ra khá phổ biến cộng với diện tích rừng ở nước tay ngày càng thu hẹp nên các loài động vật hoang dã ngày càng hiếm hoi và nhút nhát, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao, nhiều loài gần như không còn hiện diện ở một số khu rừng. 
Việc chụp được ảnh các loài này không chỉ đơn thuần là đóng góp một tác phẩm cho làng nhiếp ảnh mà còn rất quan trọng đối với giới nghiên cứu khoa học. Hình động vật hoang dã không những phải đẹp mà quan trọng nhất đó là hình chụp của loài nào, chụp ở đâu?
Để chụp được ảnh, người chụp phải bỏ ra hằng giờ theo dõi, quan sát đợi chờ thời cơ thích hợp, đôi khi còn phải ngụy trang. Nhiếp ảnh gia nhiều khi phải chờ đợi cả tuần, cả tháng nhưng vẫn không chụp được hình đành phải bỏ cuộc. 
Ngoài ra người chụp hình còn phải có kỹ thuật chụp thật nhanh, trong khoảng thời gian thật ngắn phải ghi lại được hình của chúng vì động vật hoang dã thường nhút nhát sẽ chạy ngay nếu phát hiện thấy có mối đe dọa.
Nhiếp ảnh động vật hoang dã còn là một trò chơi mạo hiểm với tính mạng khi cố gắng chụp được ảnh của một số loài động vật như hổ, báo… đặc biệt là rắn độc.
Nhiep anh dong vat hoang da: Can phai co kien thuc khoa hoc
 Tắc kè  Cyrtodactylus yangbayensis . Ảnh: Phùng mỹ Trung
Đối với các loài ít di chuyển và ít nhút nhát như côn trùng, ếch nhái, bò sát là đối tượng dễ tiếp cận nhất của nhiếp ảnh động vật hoang dã bằng ống kính macro.
Trong nhóm bò sát, phần lớn các loài khá dễ tiếp cận. Tuy nhiên, các loài rắn độc là một trong những đối tượng nguy hiểm cần phải thận trọng. Một số loài rắn có khả năng phun ra nọc độc nên tốt nhất là khi chụp nên mang mắt kính và ít nhất có một người đi cùng, thuốc trị rắn cắn phải được chuẩn bị trước. 
Rắn có khả năng tấn công từ khoảng cách khá xa, khi chụp ảnh thường phải tiến lại gần nên cần mang găng tay, đội nón và mặc quần áo thật dày để đề phòng rắn cắn. Nếu như bạn là người lần đầu tiếp cận với rắn thì tốt nhất nên chọn góc chụp từ phía bên hông, không nên chụp trực diện vì rắn thường có thói quen tấn công trực diện.
Nhiep anh dong vat hoang da: Can phai co kien thuc khoa hoc
Rắn nước Dryocalamus davisoni. Ảnh: Phùng Mỹ Trung 
Hai đối tượng "khó nuốt" nhất chính là chim và thú. Hầu như chỉ có thể tiếp cận hai đối tượng này bằng ống kính tele dùng chụp xa và bản tính chung của hai loài này nhút nhát và khó lại gần.
Nhiep anh dong vat hoang da: Can phai co kien thuc khoa hoc
BÁO GẤM

Pardofelis nebulosa (Griffith, 1821). Ả

nh: Phùng Mỹ Trung 
Đối với một số loài nhút nhát, nếu ta tiến lại gần để bị phát hiện thì không tài nào chụp được. Muốn chụp được những loài này thì phải theo dõi trong một thời gian dài xem chúng thường hay đi đâu về đâu, kiếm ăn và ngủ ở đâu? Sau đó sẽ dùng cây cối trong rừng che một cái ụ rồi rúc vô đó ôm máy ảnh ngồi chờ chim tới là chộp. Nếu ngồi đợi thì xác xuất gặp ít hơn là đi tìm chúng.
Vị trí ngồi đợi thường là vị trí thuận lợi để chụp nhưng chưa chắc là vị trí thuận lợi để ngồi đợi. Đôi khi người chụp phải ngâm nửa thân mình dưới một hồ nước đầy đỉa, đầy cá Sấu khi chụp những loài chim bói cá ở Bàu Sấu (Cát Tiên) hay phải chui rúc trong những bụi cỏ năng ống đầy muỗi và các loài côn trùng gây ngứa khi chụp hình Sếu ở Tràm Chim…
Nhiep anh dong vat hoang da: Can phai co kien thuc khoa hoc
Bách thanh mày trắng,  Euroscaptor subanura
Ảnh: Hoàng Minh Đức
Nhiep anh dong vat hoang da: Can phai co kien thuc khoa hoc
Choàng choạc - Dendrocitta vagabunda
Ảnh: Phùng mỹ Trung  

Là người say mê nghiên cứu và chụp hình sinh vật rừng, anh Phùng Mỹ Trung đã đi gần hết các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. Anh đã chụp được hàng chục nghìn bức ảnh về nhiều loài động, thực vật quý hiếm chỉ để... cung cấp miễn phí cho mọi người.

Anh Trung cho biết: "Nhiếp ảnh động vật hoang dã được xem là một trong những chủ đề rất khó khăn của thể loại nhiếp ảnh. Nó đòi hỏi không những khả năng chuyên môn sâu về sinh vật, tiền bạc đầu tư mà còn là sự kiên nhẫn, đam mê, may mắn, sức khoẻ và cả một kho kiến thức về tập tính của các loài động vật hoang dã.

Nhiếp ảnh hoang dã không chỉ chụp các thể loại thú, chim, bò sát lưỡng cư, bướm,... mà còn chụp các loài khác, kể cả thực vật. Việc hiểu tập, sinh thái tính loài, vùng phân bố cũng như mùa giao phối để các nhà nhiếp ảnh có khả năng tiếp cận gần hơn.

Tuy nhiên những tiếp cận ấy có thể rất nguy hiểm đến tính mạng nhà nhiếp ảnh. Để có bộ ảnh bò sát (rắn) đẹp bạn phải thực sự chuyên sâu nếu không muốn mất mạng.

Để có một bộ ảnh bướm đẹp chắc chắn bạn phải hiểu mùa nào chúng xuất hiện, đó là cả một kho kiến thức bắt các nhiếp ảnh gia phải … kiên nhẫn "học thuộc bài" để tự trau dồi kiến thức khoa học".

Tuệ An, Ảnh: Phùng Mỹ Trung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
7 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiếp ảnh động vật hoang dã: Cần phải có kiến thức khoa học